Núi Phú Thọ nằm kề thôn Cổ Luỹ, thuộc xã Nghĩa Thương, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. Núi cao 60m (có nơi ghi 41m) so với mực nước biển với nhiều khối đá granit xám có kích cỡ và hình dạng khác nhau.
< Những khối đá lớn nhỏ ở núi Phú Thọ xếp bên nhau như thạch trận.
Đứng xa xa đã thấy trên núi lô nhô đá nhỏ, đá to xen lẫn với bóng cây cổ thụ tuyệt đẹp. Đến gần là những khối đá xếp chồng bên nhau như thạch trận. Trên núi còn có hang thiên tạo với hai khối đá dựng lên làm trụ, đỡ một tảng đá lớn nhô ra phía trước trông tựa mái hiên.
< Một trong nhũng phế tích của thành Bàn Cờ còn sót lại.
Khu vực núi rộng hơn 8 héc ta, trông giống như một người khổng lồ chân dầm xuống dòng nước sông Trà, sông Vệ, mặt hướng về biển đông bao la. Trên núi còn phế tích của thành Bàn Cờ và thành Hòn Vàng. Năm Tự Đức thứ 10, vua cho xây dựng pháo đài trên núi để đề phòng hải tặc.
< Những văn bia, miếu mạo nằm chơ vơ trên núi.
Trong núi có hang sâu 5m, rộng 2m, dài khoảng 40m, quanh năm có nước chảy, rêu phong. Trong hang có chùa, gọi là chùa Hang. Trước chùa có hòn đá to, dân địa phương gọi là Hòn Vàng. Bên trái có Hòn Trống, bên phải có Hòn Chiêng, khi gõ vào có âm vang như tiếng chiêng, tiếng trống.
< Cổng thành cổ vào trung tâm khu di tích.
Trong Quảng Ngãi nhất thống chí có ghi: “Núi Phú Thọ, đông giáp cửa bể Cổ Lũy, tây liền với núi Bàn Cờ, nam giáp Vũng Tàu, bắc giáp sông Trà, Núi có những đá to mọc vút lên và nhọn trông như ngón tay chỏ lên. Đời Tự Đức đặt pháo đài ở đỉnh núi này để phòng giặc bể…”.
< Vậy nhưng giờ đây, du khách lên đây sẽ bắt gặp la liệt những ngôi mộ xây dựng quy mô, kiên cố trên núi di tích quốc gia.
Thành Bàn Cờ nằm trên núi Phú Thọ hướng về đông bắc, cách chùa Hang 300m về hướng nam; phía bắc thành là sông Trà, nam là sông Vệ, đông là Cửa Đại. Như vậy thành Bàn Cờ nằm ở vị trí cực kỳ quan trọng và lợi hại đối với việc phòng thủ – nó như một đồn tiền tiêu án ngữ ngay trên cửa sông Trà.
< Trong đó có cả những khu mộ dòng tộc.
Bờ thành cao 25m, có bốn mặt thành vuông vức như bàn cờ. Mỗi mặt thành là hình thang cân được áp gạch và xây móng ba lớp bền vững. Chính vì thế thành Bàn Cờ được coi là một công trình kiến trúc quân sự đầy sáng tạo và độc đáo của người Chàm xưa.
< Đường lên di tích cũng bị áng ngữ bởi mộ phần.
Ngoài thành Bàn Cờ trên núi Thạch Sơn còn có thành Hòn Yàng (Vàng) là một công trình kiến trúc dân sự của người Chàm. Những phế tích còn lại nơi đây vẫn là một điều bí ẩn hấp dẫn đối với các nhà nghiên cứu kiến trúc văn hóa Cham pa.
< Nhìn quanh, chỉ thấy bốn bề toàn mồ mả.
Từ lâu, Núi đá Phú Thọ đã trở thành điểm đến tham quan, ngắm cảnh, dã ngoại của du khách thập phương. Đầu năm 1993, núi đá này đã được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) công nhận là di tích cấp quốc gia.
< Khung cảnh nên thơ, hùng vĩ của Di tích quốc gia Núi đã Phú Thọ bị phá hủy bởi ngổn ngang những mộ phần.
Thế nhưng, sau 20 năm được tôn vinh, thắng cảnh này đang bị biến thành một nghĩa địa khổng lồ với la liệt mồ mả. Do địa phương chưa quy hoạch khu đất nghĩa địa nên người dân đã vô tư lấn chiếm di tích làm nơi an nghỉ cho người quá cố.
< Núi Phú Thọ cao 60m so với mực nước biển, đứng trên đây có thể nhìn bao quát cả một vùng hạ lưu sông Trà rộng lớn. Thật tiếc cho một danh thắng đẹp!
< Những tảng đá xám độc nhất vô nhị được xếp đặt một cách bí ẩn dưới bàn tay tạo hóa...
Quy hoạch tổng thể khu di tích Núi đá Phú Thọ có diện tích 11,9 ha, nhưng nay, theo thống kê, phần đất trống của di tích chỉ còn chừng 10%.
Tỉnh ủy Quảng Ngãi từng chỉ đạo Sở Văn hóa – Thể thao & Du lịch, huyện Tư Nghĩa, xã Nghĩa Phú cần có biện pháp can thiệp kịp thời để “giải cứu di tích” Núi đá Phú Thọ đang từng ngày bị "người chết lấn chiếm”.
Du lịch, GO! - Theo VTC News, Tunghia Quangngai và nhiều nguồn khác
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét