Xôi ngũ sắc từ lâu đã được biết đến là đặc sản ẩm thực của vùng Tây Bắc. Điều thú vị là 5 màu sắc tạo thành một tổng thể, tượng trưng cho âm dương ngũ hành, cho tình đoàn kết của các dân tộc anh em. Nhưng, mỗi màu sắc cũng có thể đứng độc lập, mang ý nghĩa riêng gắn với từng dân tộc.
Người Thái Mường Lò đã định cư ở vùng đất Tây Bắc từ lâu đời. Họ có bản sắc văn hoá độc đáo, đặc biệt là văn hoá ẩm thực. Món xôi ngũ sắc là đặc sản hội tụ những giá trị truyền thống và hiện đại, mang ý nghĩa triết lý âm dương và nhân sinh cao đẹp.
< Cơm xôi tím ngâm từ lá cây gừng mọc ở rừng.
Tại nhà anh Vi Quang Thuật ở bản Hốc, xã Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, chúng tôi có dịp tìm hiểu về món xôi ngũ sắc. “Các già làng trong bản đã từng nói với anh rằng, xôi ngũ sắc thể hiện tình đoàn kết của các dân tộc anh em vùng Tây Bắc.
< Gạo nếp Tú Lệ được ngâm với nước từ cây cơm xôi đỏ.
5 màu sắc khác nhau nhưng cùng hội tụ lại thành một tổng thể gắn kết”, anh Thuật vừa chế biến xôi vừa nói với trò chuyện. Sau đó, anh tiếp tục câu chuyện với vẻ mặt hơi buồn: “Dù rất cố gắng nhưng mùa này lá cây gừng còn non và xanh nên anh không kịp tìm để làm màu xanh của xôi”. Vậy nên, chúng tôi chỉ mới vinh dự được thưởng thức món “xôi tứ màu” của bản.
< Gạo nếp Tú Lệ được ngâm bằng nước suối Mường Lò. Sau khi nhuộm màu, các cô gái Thái cho từng lớp vào chõ để đồ.
Ngày trước, món xôi ngũ sắc chỉ được làm vào những ngày hội lớn, ngày lễ tết hay cưới hỏi... nhưng, giờ nó trở thành món ẩm thực phổ biến trong đời sống, thể hiện sự hiếu khách của chủ nhà. Tùy vào mức độ thân thiết của khách với chủ nhà mà có khi chỉ đồ xôi nhị màu, tam màu… Nhìn vào đó có thể biết được quan hệ mật thiết của chủ nhà với khách. Đúng là mỗi dân tộc đều có sự tinh tế riêng của nó.
Để làm món xôi ngũ sắc thì việc đầu tiên là phải chọn gạo. Gạo để đồ xôi nhất định phải là gạo nếp Tú Lệ (còn gọi là nếp Tan Lả - theo tiếng của người Thái). Loại gạo nếp đặc sản vừa thơm, vừa dẻo, nổi tiếng nhất vùng thung lung lòng chảo Mường Lò. Nước đồ xôi phải là nước suối Mường Lò thì xôi mới thơm ngon.
Lúa ở Tú Lệ chín theo mùa, một năm có một vụ vào tháng 9, tháng 10, mùa nước đổ vào tháng 2, tháng 3 năm sau. Gạo nếp ở đây từ lâu đã nổi tiếng trong dân gian là một trong những loại nếp dẻo thơm bậc nhất. Hạt gạo nếp Tú Lệ trứ danh đều, dài, căng mẩy, hạt nào hạt nấy nhìn trong veo rất ngon mắt.
Cầm một nắm gạo nếp Tú Lệ trên tay, thấy nặng mà mát mượt như nhung. Thứ gạo ấy đồ lên, chẳng cần thêm nước dừa nước yến gì mà xôi vẫn cứ thơm, dẻo, ngọt từng hạt một. Dẻo mềm mà không bị ướt, bị dính. Ngọt mà càng nhai kỹ thì lại thấy bùi. Bùi mà không béo, không ngấy, ăn vào không thấy ngán, không thấy đầy đầy, ứ ứ như các loại xôi nếp thông thường khác.
Các loại lá rừng dùng để nhuộm màu được lựa chọn kỹ lưỡng, lá không được quá non hay quá già. Sau đó rửa sạch nấu với nước lấy từ suối nguồn ở xã Tú Lệ. Khi đã có nước màu, gạo nếp được cho vào ngâm khoảng 10 tiếng rồi vớt ra để ráo nước. Màu đỏ thì dùng lá cây có tên gọi là cơm xôi đỏ hay vào mùa gấc chín có thể lấy gấc làm màu xôi đỏ. Làm món xôi đen, có thể dùng gạo nếp có hạt gạo màu đen giống như nếp cẩm nhưng hạt tròn, to hơn, song người ta dùng lá cây gừng mọc ở rừng hoặc ven khe suối đốt lấy tro ngâm nước rồi gạn lấy nước trong để ngâm gạo. Làm món xôi vàng chỉ cần lấy củ nghệ già, giã nhỏ pha với nước ngâm gạo rồi đồ xôi là được.
Mỗi màu có một ý nghĩa riêng. Màu đỏ là màu tượng trưng cho khát vọng, màu tím tượng trưng cho trời đất trù phú, màu vàng tượng trưng cho sự no đủ, màu xanh tượng trưng cho núi rừng Tây Bắc, màu trắng tượng trưng cho tình yêu trong trắng và sự thủy chung. Ngoài ra, mỗi gam màu của xôi thể hiện sống động màu sắc trên chính trang phục của những thiếu nữ Thái.
Những ai có dịp thưởng thức món xôi này đều có chung cảm nhận và ấn tượng khó quên không chỉ bởi cái dẻo thơm từ hạt nếp Tú Lệ mà còn bị lôi cuốn bởi sự hòa quyện màu sắc của nó. Đây cũng là điều đặc biệt so với món xôi của các vùng, miền khác, một sự sáng tạo của phụ nữ Thái nói riêng và những dân tộc vùng Tây Bắc nói chung.
Truyền thuyết kể rằng xa xưa tổ tiên người Thái được các vị tiên giáng trần ban cho một loại thóc giống với lời dặn phải tìm nơi khí hậu, đất đai phù hợp gieo trồng để có loại lúa nếp thơm ngon đặc biệt. Vâng lời, người Thái đã du cư khắp các vùng Tây Bắc tìm đất gieo hạt mà không nơi nào như ý.
Chỉ đến khi gặp thung lũng phì nhiêu dưới chân đèo Khau Phạ, nhờ dòng nước mát trong từ con suối Mường Lống nuôi dưỡng, giống lúa nếp “trời ban” ấy mới khoe hết những phẩm chất của mình. Người ta còn kháo nhau gạo nếp Tú Lệ phải ngâm và đồ bằng nước suối trong vắt chảy ra từ những con suối đầu nguồn trên đỉnh Khau Phạ mới là thứ xôi nếp ngon nhất...
Du lịch, GO! - TTổng hợp từ VNP, TTO.
Chủ Nhật, 6 tháng 1, 2013
Tết ở Hang Kia thung trắng
Thung lũng Hang Kia nằm trên tuyến đường QL6 đi Mộc Châu, tuyến đường không còn xa lạ với những người yêu du lịch Việt Nam bởi sự hấp dẫn còn nguyên nét hoang sơ của cung đường xuyên qua vùng Tây bắc. Qua đèo Thung
Khe quanh co uốn lượn với những cơn gió tạt chao tay lái, đổ ào xuống ngã ba Mai Châu rồi cứ đà ấy lướt thêm chừng hơn 20km trên con đường thênh thang lưng núi.
Đến xã Pà Cò, rẽ trái trên con đường vào chợ Pà Cò rồi lại ngược dốc mà đi tiếp chừng 7km, khi đến đỉnh dốc là đã có thể nhìn thấy phía bên kia núi, bản Hang Kia, xã Hang Kia, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình.
< Thung lũng Hang Kia buổi xế chiều.
Sở dĩ có tên gọi “Hang Kia thung trắng” là bởi cứ mỗi độ xuân về, từ trên đỉnh dốc nhìn xuống dưới thung chỉ một màu trắng toát. Hoa mận, hoa mơ đón cái hơi ấm áp đầu tiên của mùa xuân đua nhau nở trắng rừng.
Từ trên đỉnh núi, cả một vùng bát ngát dưới thung chỉ một màu trắng bạc, thỉnh thoảng điểm xuyết lên tấm thảm màu bạc ấy, một mái nhà bằng gỗ sậm nâu, phất phơ khói bếp mỏng tang, ấm áp giữa không gian bàng bạc như tranh.
< Trẻ thơ tại Hang Kia.
Đến Hang Kia một ngày phiên cuối năm, trong màn sương mờ phủ dày đỉnh núi trên cung đường ấy, trong cái giá rét căm căm của vùng cao. Những dòng người trong bộ váy áo mới, nhiều màu sắc của dân tộc Mông thuộc hai xã Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu, Hòa Bình) xuống chợ phiên ngày chủ nhật với những sản vật của núi rừng. Trong tiết trời lạnh giá, không gian xung quanh khu chợ rực rỡ sắc màu hoa mơ hoa mận báo hiệu mùa xuân đã về trong bản.
Len lỏi giữa những quầy hàng đông đúc, những cô gái người Mông xúng xính trong bộ trang phục rực rỡ sắc màu. Trên con đường dốc đứng về bản Hang Kia, những cô gái người Mông cúi rạp người với những gùi nặng trĩu đồ dùng cho ngày tết, tươi tắn bước đi trên con đường hoa trắng. Những đứa trẻ túm tụm thành từng nhóm dăm bảy đứa cùng nhau vui đùa, leo trèo trên những cành mận trắng rung rinh.
Chợ Pà Cò thường họp rất sớm và cũng nhanh tan. Chưa đến 6h sáng, nhưng bà con từ các thôn, bản Hang Kia, Loóng Luông, Pà Cò đã tụ tập về chợ, đi chợ mà đông, mà vui như đi hội. Du khách như lạc vào một chợ Tết dưới xuôi.
< Chợ phiên Pà Cò.
Chợ bày bán đủ các mặt hàng từ nông sản, vật nuôi, vải vóc, đồ thổ cẩm, nông cụ… cho đến cả đồ gia dụng, điện tử, đĩa nhạc, mỹ phẩm…
Các gian hàng chỉ tuềnh toàng cái bàn gỗ, ít dây hay thanh gỗ dài vắt ngang vắt dọc treo sản phẩm, thậm chí là mảnh bao tải gai trải giữa nền đất nhưng khách mua cứ vẫn kéo tới nườm nượp, chật cứng vòng trong vòng ngoài. Nơi đẹp nhất chính là khu vực bán hàng thổ cẩm. Du khách sẽ không thể cưỡng lại sắc tím lung linh của những xấp vải dệt văn hoa nổi bật mà chen qua đám đông sờ tận tay.
Đi qua “rừng” tím, khách sẽ lạc vào “rừng” thổ cẩm xanh, đỏ với những đường thêu tinh túy, nổi bật. Những người phụ nữ Mông vừa vui vẻ chào mời khách trong khi đôi bàn tay khéo léo xuyên từng đường kim mũi chỉ lên tấm vải màu. Bên cạnh những gian hàng thổ cẩm, các cô gái trẻ bị hút hồn bởi những chiếc cặp tóc trang trí hạt đá lung linh hay thử son môi đo đỏ trong quầy hàng.
Đến Phiên chợ Pà Cò, thăm thung trắng Hang Kia, cùng tận hưởng cái không khí rộn ràng, nơi hội họp, giao lưu mua bán và chia sẻ những câu chuyện cuối cùng trong năm nơi buổi chợ. Cùng ngắm nhìn cảnh sắc thiên nhiên vào xuân rực rỡ, những rừng mơ, rừng mận nở trắng thung, rồi hòa mình vào cuộc sống mộc mạc bình dị của người vùng cao nơi phiên chợ. Không ít du khách tới đây khám phá chỉ muốn ở mãi nơi đây.
Du lịch, GO! - Tổng hợp từ An Ninh Thủ Đô, internet
Khe quanh co uốn lượn với những cơn gió tạt chao tay lái, đổ ào xuống ngã ba Mai Châu rồi cứ đà ấy lướt thêm chừng hơn 20km trên con đường thênh thang lưng núi.
Đến xã Pà Cò, rẽ trái trên con đường vào chợ Pà Cò rồi lại ngược dốc mà đi tiếp chừng 7km, khi đến đỉnh dốc là đã có thể nhìn thấy phía bên kia núi, bản Hang Kia, xã Hang Kia, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình.
< Thung lũng Hang Kia buổi xế chiều.
Sở dĩ có tên gọi “Hang Kia thung trắng” là bởi cứ mỗi độ xuân về, từ trên đỉnh dốc nhìn xuống dưới thung chỉ một màu trắng toát. Hoa mận, hoa mơ đón cái hơi ấm áp đầu tiên của mùa xuân đua nhau nở trắng rừng.
Từ trên đỉnh núi, cả một vùng bát ngát dưới thung chỉ một màu trắng bạc, thỉnh thoảng điểm xuyết lên tấm thảm màu bạc ấy, một mái nhà bằng gỗ sậm nâu, phất phơ khói bếp mỏng tang, ấm áp giữa không gian bàng bạc như tranh.
< Trẻ thơ tại Hang Kia.
Đến Hang Kia một ngày phiên cuối năm, trong màn sương mờ phủ dày đỉnh núi trên cung đường ấy, trong cái giá rét căm căm của vùng cao. Những dòng người trong bộ váy áo mới, nhiều màu sắc của dân tộc Mông thuộc hai xã Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu, Hòa Bình) xuống chợ phiên ngày chủ nhật với những sản vật của núi rừng. Trong tiết trời lạnh giá, không gian xung quanh khu chợ rực rỡ sắc màu hoa mơ hoa mận báo hiệu mùa xuân đã về trong bản.
Len lỏi giữa những quầy hàng đông đúc, những cô gái người Mông xúng xính trong bộ trang phục rực rỡ sắc màu. Trên con đường dốc đứng về bản Hang Kia, những cô gái người Mông cúi rạp người với những gùi nặng trĩu đồ dùng cho ngày tết, tươi tắn bước đi trên con đường hoa trắng. Những đứa trẻ túm tụm thành từng nhóm dăm bảy đứa cùng nhau vui đùa, leo trèo trên những cành mận trắng rung rinh.
Chợ Pà Cò thường họp rất sớm và cũng nhanh tan. Chưa đến 6h sáng, nhưng bà con từ các thôn, bản Hang Kia, Loóng Luông, Pà Cò đã tụ tập về chợ, đi chợ mà đông, mà vui như đi hội. Du khách như lạc vào một chợ Tết dưới xuôi.
< Chợ phiên Pà Cò.
Chợ bày bán đủ các mặt hàng từ nông sản, vật nuôi, vải vóc, đồ thổ cẩm, nông cụ… cho đến cả đồ gia dụng, điện tử, đĩa nhạc, mỹ phẩm…
Các gian hàng chỉ tuềnh toàng cái bàn gỗ, ít dây hay thanh gỗ dài vắt ngang vắt dọc treo sản phẩm, thậm chí là mảnh bao tải gai trải giữa nền đất nhưng khách mua cứ vẫn kéo tới nườm nượp, chật cứng vòng trong vòng ngoài. Nơi đẹp nhất chính là khu vực bán hàng thổ cẩm. Du khách sẽ không thể cưỡng lại sắc tím lung linh của những xấp vải dệt văn hoa nổi bật mà chen qua đám đông sờ tận tay.
Đi qua “rừng” tím, khách sẽ lạc vào “rừng” thổ cẩm xanh, đỏ với những đường thêu tinh túy, nổi bật. Những người phụ nữ Mông vừa vui vẻ chào mời khách trong khi đôi bàn tay khéo léo xuyên từng đường kim mũi chỉ lên tấm vải màu. Bên cạnh những gian hàng thổ cẩm, các cô gái trẻ bị hút hồn bởi những chiếc cặp tóc trang trí hạt đá lung linh hay thử son môi đo đỏ trong quầy hàng.
Đến Phiên chợ Pà Cò, thăm thung trắng Hang Kia, cùng tận hưởng cái không khí rộn ràng, nơi hội họp, giao lưu mua bán và chia sẻ những câu chuyện cuối cùng trong năm nơi buổi chợ. Cùng ngắm nhìn cảnh sắc thiên nhiên vào xuân rực rỡ, những rừng mơ, rừng mận nở trắng thung, rồi hòa mình vào cuộc sống mộc mạc bình dị của người vùng cao nơi phiên chợ. Không ít du khách tới đây khám phá chỉ muốn ở mãi nơi đây.
Du lịch, GO! - Tổng hợp từ An Ninh Thủ Đô, internet
Chúng tôi hướng về phía Tây biên giới, băng qua đồng nước mênh mang Mường Lay tìm đến đất Điện Biên để rồi từ đây hòa mình vào nơi khởi thủy của dòng sông Mã chảy sang từ nước bạn Lào. Chặng đường hành quân của đoàn quân Tây Tiến năm xưa bỗng chốc hiện về trên suốt quãng đường 100km Điện Biên Đông - Sông Mã, con đường cho tới nay vẫn bụi mờ đất đỏ gập ghềnh lên xuống.
Từ thị trấn Điện Biên Đông vượt 7km đường núi dốc đá sẽ gặp con suối Lư cắt ngang đường khiến bạn phải băng qua cây cầu tre đan được đồng bào nơi đây bắc qua mới có thể tiếp tục cuộc hành trình. Từ đây để tới được Mường Luân mất khoảng 4 giờ mới đi hết 23km đầy gian khổ với nhiều vũng lầy.
Con đường đất vốn không có nền ấy cứ gặp mưa lại lún xuống tạo thành những hố sâu khiến xe chưa kịp thoát khỏi miệng hố trước đã kịp chạm mép hố sau. Phương tiện đi lại chủ yếu ở đây là xe Win bởi độ khỏe của động cơ, vào mùa thu hoạch chỉ những chiếc xe tải có “niên đại” từ thế kỷ trước mới vào được tận nơi để thu mua nông sản.
Mường Luân nằm trên chặng đường xe chúng tôi qua, một bản người Việt gốc Lào cổ đã định cư dọc sông từ hơn bốn thế kỷ nay (từ cuối thế kỷ 16) với di tích là cụm tháp cổ Mường Luân có lối kiến trúc thượng thu hạ thách mang dấu ấn của các cụm tháp Lào, với những họa tiết rắn, nữ thần, hoa sen được kết hợp độc đáo. Tháp Mường Luân là một trong bốn ngôi tháp cổ nhất nước ta hiện nay, được xây dựng vào khoảng những năm 1570 đến 1590.
Đây cũng chính là nơi những dòng suối lớn nhỏ từ các khe núi dồn về hợp lưu với dòng Nậm Núa tạo thành Sông Mã. Chảy qua Bó Sinh, huyện Sông Mã, Chiềng Khương rồi chảy sang Lào, lại trở về Tén Tằn - Mường Lát, Quan Hóa và đổ ra biển ở cửa Hới, tới đây sông đã chảy trọn 410km trên lãnh thổ Việt Nam.
Chặng đường dài chừng 70km trên tỉnh lộ 115 nhưng thực chất chỉ là con đường đất (có đoạn là đá hộc đan xen với một quãng ngắn đường bê tông liên huyện) men triền núi dọc theo sông qua Pá Ma, Bó Sinh, Mường Nưa, Nà Dìa, Chiềng Sơ. Và chỉ tới khi về đến địa phận huyện Sông Mã, dòng sông mới dịu hiền uốn lượn phô bày vẻ đẹp ban sơ đầy lôi cuốn, đâu đó ven sông những cô gái Thái đang rủ áng tóc mây bên bờ sông mẹ.
Và cũng kể từ đây, núi hạ dần độ cao, sông Mã hiện diện rõ nét trong đời sống của người dân. Những chuyến đò ngang, phía xa xa những nương ngô, nương lúa xanh ngút ngàn hứa hẹn đời sống no ấm hơn đang ôm ấp bao phủ khắp núi rừng. Đây là nơi cộng cư của gần một chục dân tộc anh em, như: Phù Lá, Khơ Mú, Lào, Mường, Xinh Mun, Thái, H’mông…
Hôm sau, trên chặng đường về khi qua ngả Bắc Yên - Phù Yên mà đâu đó trong mỗi chúng tôi vẫn còn vương vấn “hồn lau nẻo bến bờ” trên những chặng đường Tây Tiến đã qua.
Du lịch, GO! - Theo Tuấn Linh (ANTĐ), internet
Từ thị trấn Điện Biên Đông vượt 7km đường núi dốc đá sẽ gặp con suối Lư cắt ngang đường khiến bạn phải băng qua cây cầu tre đan được đồng bào nơi đây bắc qua mới có thể tiếp tục cuộc hành trình. Từ đây để tới được Mường Luân mất khoảng 4 giờ mới đi hết 23km đầy gian khổ với nhiều vũng lầy.
Con đường đất vốn không có nền ấy cứ gặp mưa lại lún xuống tạo thành những hố sâu khiến xe chưa kịp thoát khỏi miệng hố trước đã kịp chạm mép hố sau. Phương tiện đi lại chủ yếu ở đây là xe Win bởi độ khỏe của động cơ, vào mùa thu hoạch chỉ những chiếc xe tải có “niên đại” từ thế kỷ trước mới vào được tận nơi để thu mua nông sản.
Mường Luân nằm trên chặng đường xe chúng tôi qua, một bản người Việt gốc Lào cổ đã định cư dọc sông từ hơn bốn thế kỷ nay (từ cuối thế kỷ 16) với di tích là cụm tháp cổ Mường Luân có lối kiến trúc thượng thu hạ thách mang dấu ấn của các cụm tháp Lào, với những họa tiết rắn, nữ thần, hoa sen được kết hợp độc đáo. Tháp Mường Luân là một trong bốn ngôi tháp cổ nhất nước ta hiện nay, được xây dựng vào khoảng những năm 1570 đến 1590.
Đây cũng chính là nơi những dòng suối lớn nhỏ từ các khe núi dồn về hợp lưu với dòng Nậm Núa tạo thành Sông Mã. Chảy qua Bó Sinh, huyện Sông Mã, Chiềng Khương rồi chảy sang Lào, lại trở về Tén Tằn - Mường Lát, Quan Hóa và đổ ra biển ở cửa Hới, tới đây sông đã chảy trọn 410km trên lãnh thổ Việt Nam.
Chặng đường dài chừng 70km trên tỉnh lộ 115 nhưng thực chất chỉ là con đường đất (có đoạn là đá hộc đan xen với một quãng ngắn đường bê tông liên huyện) men triền núi dọc theo sông qua Pá Ma, Bó Sinh, Mường Nưa, Nà Dìa, Chiềng Sơ. Và chỉ tới khi về đến địa phận huyện Sông Mã, dòng sông mới dịu hiền uốn lượn phô bày vẻ đẹp ban sơ đầy lôi cuốn, đâu đó ven sông những cô gái Thái đang rủ áng tóc mây bên bờ sông mẹ.
Và cũng kể từ đây, núi hạ dần độ cao, sông Mã hiện diện rõ nét trong đời sống của người dân. Những chuyến đò ngang, phía xa xa những nương ngô, nương lúa xanh ngút ngàn hứa hẹn đời sống no ấm hơn đang ôm ấp bao phủ khắp núi rừng. Đây là nơi cộng cư của gần một chục dân tộc anh em, như: Phù Lá, Khơ Mú, Lào, Mường, Xinh Mun, Thái, H’mông…
Hôm sau, trên chặng đường về khi qua ngả Bắc Yên - Phù Yên mà đâu đó trong mỗi chúng tôi vẫn còn vương vấn “hồn lau nẻo bến bờ” trên những chặng đường Tây Tiến đã qua.
Du lịch, GO! - Theo Tuấn Linh (ANTĐ), internet
Chinh phục những đỉnh cao
Khi Phanxipăng đã trở thành một điểm đến phổ thông, thì xu hướng đi tìm kiếm những đỉnh cao mới nhen nhóm trong lòng dân đi. Nhiều cung đường mới được phát hiện, hình thành và chinh phục, đem lại nhiều ấn tượng và sự thỏa mãn cho những người leo núi, đi rừng không chuyên.
“Chúng tôi đã lên đỉnh Pu Ta Leng”
Là người say mê “vùng cao”, Body Party (tên - nickname dân du lịch sử dụng trên các diễn đàn mạng) từng chinh phục Phanxipăng (Lào Cai) nhiều lần theo những cung đường mới và đã đặt chân lên đỉnh Phu Song Sung (Yên Bái) cao xấp xỉ 3.000m. Mới đây nhất, Body cùng với Soi7x và Bazo là những người đầu tiên có mặt trên đỉnh Pu Ta Leng (Lai Châu) cao gần 3.100m, đỉnh núi được coi là nóc nhà thứ hai của Việt Nam.
Ngồi với Body, những câu chuyện kể về đêm trăng sáng ngồi trên mây trắng Tà Xùa (Yên Bái) nhóm lửa và uống rượu cùng đồng đội với những kỷ niệm phiêu diêu, huyền hoặc đã in vào ký ức... như không bao giờ dứt.
Có thể nói khi phong trào đi du lịch bằng xe máy đang trở nên quá phổ biến với các bạn trẻ, thì việc tìm cho mình một đam mê qua những hành trình chinh phục đỉnh cao đã tạo một góc nhìn mới cho dân đi. Các chuyến đi đều mang tính tự túc, tự mở cung và tự tổ chức, người đi sau học kinh nghiệm của người đi trước.
Hiện ở Hà Nội, thỉnh thoảng lại có một nhóm tổ chức leo núi Hàm Lợn (Sóc Sơn, Hà Nội), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Tây Yên Tử (Bắc Giang) vào dịp cuối tuần. Ở miền Trung, một số điểm đến hay được các bạn trẻ lựa chọn như núi Hòn Bà (Nha Trang), Sơn Trà (Đà Nẵng), Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế).
Tuy nhiên, ở miền Nam, do điều kiện địa hình không phong phú như miền núi phía Bắc nên không có nhiều “đỉnh cao” để lựa chọn. Tây nguyên có dãy Trường Sơn hùng vĩ nhưng cũng chưa được dân đi khai phá.
Khai phá những đỉnh cao
Do đặc điểm địa hình cũng như phong trào còn non trẻ, các cung leo núi, băng rừng ở miền Trung và miền Nam chưa thật sự hiểm hóc như vùng núi phía Bắc. Công tác tổ chức thực hiện dễ dàng hơn do cung ngắn, độ khó trung bình, thời gian ít. Ngược lại, một vài nhóm có kinh nghiệm ở Hà Nội thường mày mò tổ chức một nhóm đi nhỏ với cung đường hiểm trở, mất nhiều công sức và đôi khi không thành công.
Trước kia, khi phong trào đi tìm “chấm” (*) còn mạnh, việc chinh phục những “chấm” khó ở Hàm Yên (Tuyên Quang), Mường Sai (Sông Mã, Sơn La) hay Khau Cọ (Văn Bàn, Lào Cai) cũng hay cuốn dân đi vào những hành trình leo núi băng rừng không đoán trước được kết quả. Trong năm 2011-2012, đỉnh Pù Luông (Thanh Hóa), đỉnh Phu Song Sung (Yên Bái) và gần đây là đỉnh Pu Ta Leng đã trở thành những đích đến hấp dẫn nhất của dân leo núi đi rừng không chuyên. Đã có nhiều chuyến đi tiền trạm, khám phá và thất bại. Nhóm sau rút kinh nghiệm của nhóm trước, cuối cùng cũng đến lúc tìm ra con đường đến đích cho những người trẻ đam mê khám phá và chinh phục.
Tổ chức leo núi thường phức tạp, phải tìm kiếm bản đồ địa hình tỉ lệ lớn, hiểu biết cách thức đọc bản đồ, phân tích được địa hình và quyết định lộ trình sao cho hợp lý về mặt sức khỏe và thời gian, cũng như phải tính toán được sự hỗ trợ từ cư dân bản địa với chuyến đi. Bản thân sự chuẩn bị cho chuyến đi một cách kỹ lưỡng, những trao đổi mang tính kiến thức được chia sẻ trên nhiều diễn đàn đã mang lại nhiều câu chuyện thú vị, giúp nhiều nhóm đi thành công.
Những đỉnh cao châu Á
Nếu những lộ trình chinh phục đỉnh cao ở trong nước mang tính chủ động và độc lập cao, hầu như không do một công ty lữ hành hay hiệp hội nào tổ chức, dân đi muốn leo núi ở ngoài biên giới lại phải tự tìm kiếm thông tin trên mạng và qua kinh nghiệm của những người đi trước để có thể đặt dịch vụ cho một chuyến đi với chi phí hợp lý. Những ngọn núi ở châu Á phù hợp về chi phí và thời gian với dân “bụi” hay được lựa chọn là đỉnh Kinabalu cao nhất Đông Nam Á (Malaysia), núi Phú Sĩ (Nhật Bản), các cung đường ở vùng nóc nhà thế giới Tây Tạng, Nepal, các đỉnh núi lửa Pinatubo, Taal ở Philippines, núi lửa Semeru (đảo Java, Indonesia)...
Đặc điểm của các chuyến đi này là đều có dịch vụ du lịch do người bản địa cung cấp, du khách chỉ cần tìm hiểu kỹ cung đường và giá cả để đảm bảo phù hợp với kế hoạch cá nhân. Do yếu tố kinh tế chi phối nên không có nhiều dân du lịch bụi có cơ hội thực hiện được các chuyến chinh phục đỉnh cao ngoài biên giới kể trên. Tuy nhiên, ngoài đặc điểm tuyệt vời của địa hình với thiên nhiên kỳ vỹ và ấn tượng, việc chinh phục các điểm đến này cũng là những minh chứng sâu sắc về ý chí vượt qua thử thách của con người.
Để được “đi”
Leo núi, băng rừng, chinh phục những đỉnh cao là một hình thức du lịch được yêu thích trên thế giới. Một sở thích lành mạnh, thỏa mãn được đam mê khám phá những khu vực thiên nhiên hoang dã, hấp dẫn và độc đáo. Sau những chuyến đi mà ý chí đóng vai trò cực kỳ quan trọng này, nhiều người đã tìm lại được cho mình nguồn năng lượng dồi dào, tươi mới trong cuộc sống cũng như nhiệt huyết cho nhiều chuyến đi tiếp sau này.
Sau khi đỉnh cao Pu Ta Leng được chinh phục, sẽ có những đỉnh cao khác trong bản đồ Việt Nam được hướng tới như đỉnh Nhĩ Cù San (Bát Xát, Lào Cai), đỉnh Ngọc Linh (dãy Trường Sơn) với đam mê và nhiệt huyết của những người leo núi, băng rừng không chuyên. Đó chính là những hành trình mới, hấp dẫn và nhiều mơ ước, đang thúc gọi những người trẻ lên đường, đơn giản chỉ là để được “đi”.
* Cách gọi tên điểm giao cắt giữa một kinh độ chẵn với một vĩ độ chẵn.
Du lịch, GO! - Theo Băng Giang (TTO) và nhiều nguồn khác.
- Bản đồ của google có một chút nhầm lẫn trong chú thích về núi Pu Ta Leng. Ngọn núi này thực chất thuộc địa phận huyện Tam Đường - Lai Châu (không phải Tam Đường Lào Cai) - Huyện này có địa thế bao bọc gần như xung quanh thị xã Lai Châu (vì thị xã thực chất được tách ra từ huyện Tam Đường cũ khi chia tách tỉnh năm 2003). Do rất gần thị xã Lai Châu và thị trấn Tam Đường nên khi trời nắng, từ khu vực quảng trường thị xã Lai Châu có thể quan sát thấy khu vực này bằng mắt thường.
“Chúng tôi đã lên đỉnh Pu Ta Leng”
Là người say mê “vùng cao”, Body Party (tên - nickname dân du lịch sử dụng trên các diễn đàn mạng) từng chinh phục Phanxipăng (Lào Cai) nhiều lần theo những cung đường mới và đã đặt chân lên đỉnh Phu Song Sung (Yên Bái) cao xấp xỉ 3.000m. Mới đây nhất, Body cùng với Soi7x và Bazo là những người đầu tiên có mặt trên đỉnh Pu Ta Leng (Lai Châu) cao gần 3.100m, đỉnh núi được coi là nóc nhà thứ hai của Việt Nam.
Ngồi với Body, những câu chuyện kể về đêm trăng sáng ngồi trên mây trắng Tà Xùa (Yên Bái) nhóm lửa và uống rượu cùng đồng đội với những kỷ niệm phiêu diêu, huyền hoặc đã in vào ký ức... như không bao giờ dứt.
Có thể nói khi phong trào đi du lịch bằng xe máy đang trở nên quá phổ biến với các bạn trẻ, thì việc tìm cho mình một đam mê qua những hành trình chinh phục đỉnh cao đã tạo một góc nhìn mới cho dân đi. Các chuyến đi đều mang tính tự túc, tự mở cung và tự tổ chức, người đi sau học kinh nghiệm của người đi trước.
Hiện ở Hà Nội, thỉnh thoảng lại có một nhóm tổ chức leo núi Hàm Lợn (Sóc Sơn, Hà Nội), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Tây Yên Tử (Bắc Giang) vào dịp cuối tuần. Ở miền Trung, một số điểm đến hay được các bạn trẻ lựa chọn như núi Hòn Bà (Nha Trang), Sơn Trà (Đà Nẵng), Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế).
Tuy nhiên, ở miền Nam, do điều kiện địa hình không phong phú như miền núi phía Bắc nên không có nhiều “đỉnh cao” để lựa chọn. Tây nguyên có dãy Trường Sơn hùng vĩ nhưng cũng chưa được dân đi khai phá.
Khai phá những đỉnh cao
Do đặc điểm địa hình cũng như phong trào còn non trẻ, các cung leo núi, băng rừng ở miền Trung và miền Nam chưa thật sự hiểm hóc như vùng núi phía Bắc. Công tác tổ chức thực hiện dễ dàng hơn do cung ngắn, độ khó trung bình, thời gian ít. Ngược lại, một vài nhóm có kinh nghiệm ở Hà Nội thường mày mò tổ chức một nhóm đi nhỏ với cung đường hiểm trở, mất nhiều công sức và đôi khi không thành công.
Trước kia, khi phong trào đi tìm “chấm” (*) còn mạnh, việc chinh phục những “chấm” khó ở Hàm Yên (Tuyên Quang), Mường Sai (Sông Mã, Sơn La) hay Khau Cọ (Văn Bàn, Lào Cai) cũng hay cuốn dân đi vào những hành trình leo núi băng rừng không đoán trước được kết quả. Trong năm 2011-2012, đỉnh Pù Luông (Thanh Hóa), đỉnh Phu Song Sung (Yên Bái) và gần đây là đỉnh Pu Ta Leng đã trở thành những đích đến hấp dẫn nhất của dân leo núi đi rừng không chuyên. Đã có nhiều chuyến đi tiền trạm, khám phá và thất bại. Nhóm sau rút kinh nghiệm của nhóm trước, cuối cùng cũng đến lúc tìm ra con đường đến đích cho những người trẻ đam mê khám phá và chinh phục.
Tổ chức leo núi thường phức tạp, phải tìm kiếm bản đồ địa hình tỉ lệ lớn, hiểu biết cách thức đọc bản đồ, phân tích được địa hình và quyết định lộ trình sao cho hợp lý về mặt sức khỏe và thời gian, cũng như phải tính toán được sự hỗ trợ từ cư dân bản địa với chuyến đi. Bản thân sự chuẩn bị cho chuyến đi một cách kỹ lưỡng, những trao đổi mang tính kiến thức được chia sẻ trên nhiều diễn đàn đã mang lại nhiều câu chuyện thú vị, giúp nhiều nhóm đi thành công.
Những đỉnh cao châu Á
Nếu những lộ trình chinh phục đỉnh cao ở trong nước mang tính chủ động và độc lập cao, hầu như không do một công ty lữ hành hay hiệp hội nào tổ chức, dân đi muốn leo núi ở ngoài biên giới lại phải tự tìm kiếm thông tin trên mạng và qua kinh nghiệm của những người đi trước để có thể đặt dịch vụ cho một chuyến đi với chi phí hợp lý. Những ngọn núi ở châu Á phù hợp về chi phí và thời gian với dân “bụi” hay được lựa chọn là đỉnh Kinabalu cao nhất Đông Nam Á (Malaysia), núi Phú Sĩ (Nhật Bản), các cung đường ở vùng nóc nhà thế giới Tây Tạng, Nepal, các đỉnh núi lửa Pinatubo, Taal ở Philippines, núi lửa Semeru (đảo Java, Indonesia)...
Đặc điểm của các chuyến đi này là đều có dịch vụ du lịch do người bản địa cung cấp, du khách chỉ cần tìm hiểu kỹ cung đường và giá cả để đảm bảo phù hợp với kế hoạch cá nhân. Do yếu tố kinh tế chi phối nên không có nhiều dân du lịch bụi có cơ hội thực hiện được các chuyến chinh phục đỉnh cao ngoài biên giới kể trên. Tuy nhiên, ngoài đặc điểm tuyệt vời của địa hình với thiên nhiên kỳ vỹ và ấn tượng, việc chinh phục các điểm đến này cũng là những minh chứng sâu sắc về ý chí vượt qua thử thách của con người.
Để được “đi”
Leo núi, băng rừng, chinh phục những đỉnh cao là một hình thức du lịch được yêu thích trên thế giới. Một sở thích lành mạnh, thỏa mãn được đam mê khám phá những khu vực thiên nhiên hoang dã, hấp dẫn và độc đáo. Sau những chuyến đi mà ý chí đóng vai trò cực kỳ quan trọng này, nhiều người đã tìm lại được cho mình nguồn năng lượng dồi dào, tươi mới trong cuộc sống cũng như nhiệt huyết cho nhiều chuyến đi tiếp sau này.
Sau khi đỉnh cao Pu Ta Leng được chinh phục, sẽ có những đỉnh cao khác trong bản đồ Việt Nam được hướng tới như đỉnh Nhĩ Cù San (Bát Xát, Lào Cai), đỉnh Ngọc Linh (dãy Trường Sơn) với đam mê và nhiệt huyết của những người leo núi, băng rừng không chuyên. Đó chính là những hành trình mới, hấp dẫn và nhiều mơ ước, đang thúc gọi những người trẻ lên đường, đơn giản chỉ là để được “đi”.
* Cách gọi tên điểm giao cắt giữa một kinh độ chẵn với một vĩ độ chẵn.
Du lịch, GO! - Theo Băng Giang (TTO) và nhiều nguồn khác.
- Bản đồ của google có một chút nhầm lẫn trong chú thích về núi Pu Ta Leng. Ngọn núi này thực chất thuộc địa phận huyện Tam Đường - Lai Châu (không phải Tam Đường Lào Cai) - Huyện này có địa thế bao bọc gần như xung quanh thị xã Lai Châu (vì thị xã thực chất được tách ra từ huyện Tam Đường cũ khi chia tách tỉnh năm 2003). Do rất gần thị xã Lai Châu và thị trấn Tam Đường nên khi trời nắng, từ khu vực quảng trường thị xã Lai Châu có thể quan sát thấy khu vực này bằng mắt thường.
Hoàng Sa từng được khảo sát du lịch từ năm 1925
“Từ bờ biển Ðông Dương có thể thực hiện chuyến du lịch tuyệt vời từ 2-3 ngày đến quần đảo Hoàng Sa... Nếu chúng ta rời tàu và lên một trong những hòn đảo của quần đảo ở phía bờ biển khuất gió bằng thuyền, người ta còn bị ngạc nhiên hơn nữa.
< Một trong những đảo tại quần đảo Hoàng Sa (VN).
Ta nhận thấy, xuyên qua lớp nước trong xanh như pha lê, từng chi tiết các san hô sống mà sự đa dạng về màu sắc và hình thái làm ta liên tưởng đến các khu vườn của thiên đường, nơi hội tụ những kỳ hoa dị thảo đẹp nhất trên trái đất [...]. Người ta dự kiến rằng trong một thời gian nhất định, một tour du lịch gọn nhẹ ra quần đảo Hoàng Sa rất đáng được xem xét”.
Những dòng trên đây không phải là bút ký du lịch của một du khách lãng mạn nào của thế kỷ 21. Nó được trích từ báo cáo khoa học hằng năm của một giám đốc Hải học viện (tên gọi cũ của Viện Hải dương học - tiền thân là Trạm nghề cá Ðông Dương) được thành lập từ ngày 22/9/1922.
Từ thời điểm đó, các nhà khoa học Pháp đã tiến hành nhiều chuyến khảo sát ở quần đảo Hoàng Sa - nơi Chính phủ Pháp đã thiết lập quyền cai trị tiếp quản từ chính quyền Nam triều.
Nội dung nghiên cứu của các chuyến khảo sát này rất đa dạng: địa lý, địa chất, thủy văn động lực biển, sinh vật trên đảo, sinh vật dưới biển, tiềm năng khai thác và sử dụng tài nguyên, tiềm năng du lịch, kế hoạch xây dựng các khu dân cư trên đảo và các công trình phục vụ cuộc sống của dân cư...
Bảy chuyến khảo sát quần đảo Hoàng Sa kéo dài từ năm 1925-1953 đã mang lại một kho tư liệu khoa học rất đa dạng và đặc biệt quý hiếm bởi tính khách quan, chân thực của nó. Thông qua các báo cáo, người ta có thể nhận thấy những bằng chứng chủ quyền hiển hiện một cách đương nhiên qua các thao tác khoa học, qua cách xác lập hồ sơ, qua mô tả những hoạt động của các nhà khoa học và cư dân trên quần đảo.
< Bia chủ quyền (VN) xưa.
“Ðoàn khảo sát thống nhất đệ trình lên toàn quyền Ðông Dương việc xây dựng ngọn hải đăng ở đảo Hoàng Sa thay vì ở đảo Tri Tôn như dự kiến trước đây... Vào ngày 26/10/1937, tàu Paul Bert và tàu Astrolabe được vận dụng để vận chuyển người và nguyên vật liệu phục vụ công trình xây dựng đèn biển... Ðể phục vụ công trình, 70 tấn vật liệu đã được chuyển ra Hoàng Sa”. Có không ít ghi chép như thế nằm trong các bộ hồ sơ mà người Pháp để lại, ảnh tư liệu về động thực vật, thổ nhưỡng và phong cảnh trên đảo cũng khá phong phú.
< Sách do Bùi Hồng Long chủ biên.
Viện Hải dương học đã tổ chức dịch từ tiếng Pháp và biên soạn lại để phổ biến các thông tin khoa học của ngành mình trong phạm vi hẹp. Thật đáng mừng nhưng cũng rất tiếc vì những thông tin quý giá như vậy chưa được phổ biến rộng bởi một NXB “đại chúng” hơn.
Hi vọng lần xuất bản tới, NXB Khoa Học Tự Nhiên và Công Nghệ sẽ có thêm những động thái quảng bá để cuốn sách quý này đến với công chúng cả nước và thế giới.
Trước đó, đề tài khoa học “Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam qua các tài liệu lưu trữ của chính quyền Việt Nam Cộng hòa (1954 – 1975)” đã được Sở KH-CN Đà Nẵng vừa tiến hành thành lập hội đồng nghiệm thu và thống nhất xếp loại xuất sắc cho đề tài khoa học “Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam qua các tài liệu lưu trữ của chính quyền Việt Nam Cộng hòa (1954 – 1975)”.
Đề tài này do Thạc sĩ Võ Công Trí, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành uỷ Đà Nẵng, cùng các thành viên Ban chủ nhiệm đề tài gồm Bùi Xuân, Lưu Anh Rô, Võ Hà, Phạm Mạnh Hùng thực hiện trong gần 3 năm qua và vừa được Sở KH-CN Đà Nẵng thành lập Hội đồng nghiệm thu hôm 17/12.
< Hội đồng nghiệm thu do Sở KH-CN Đà Nẵng thành lập tiến hành nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học “Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam qua các tài liệu lưu trữ của chính quyền Việt Nam Cộng hòa giai đoạn 1954-1975” hôm 17/12 vừa qua.
Có thể nói đây là lần đầu tiên một đề tài nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn trong cả nước đặt vấn đề nghiên cứu về Hoàng Sa từ các nguồn tư liệu lưu trữ của chính quyền Trung ương của VNCH. Ban chủ nhiệm đề tài đã tiếp cận, nghiên cứu hàng chục ngàn trang tư liệu liên quan đến Hoàng Sa, Trường Sa và đã chọn đọc 209 hồ sơ với khoảng 1.028 trang tư liệu được lưu tại các Trung tâm lưu trữ Quốc gia. Từ đó đã copy, scan những tư liệu quan trọng, chính yếu về Hoàng Sa, gồm 521 trang tư liệu gốc, 30 ảnh tư liệu và 2 bản đồ.
"Tất cả các tư liệu được công bố trong đề tài này đều là những văn bản gốc, độc bản, có giá trị và tính thuyết phục cao, đáng tin cậy về mặt văn bản học. Do vậy, mỗi tư liệu được xem như một hiện vật lịch sử, làm cơ sở, chứng cứ cho việc chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, khẳng định tính liên tục về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, vùng lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc".
Theo đánh giá của Hội đồng nghiệm thu, tất cả các tư liệu trên đã phản ánh một cách chân thực, sinh động những hoạt động quản lý địa giới hành chính, ấn định lãnh hải, phương diện ngư nghiệp, nghiên cứu hải dương học, điều phái viên quản lý hành chính, canh phòng các đảo, tình hình tiếp viện quân xa, tiếp tế lương thực, điều kiện đời sống của binh lính, nhân viên khí tượng trên quần đảo Hoàng Sa… từ năm 1954 đến 1975.
Ghé lại vài đảo tại Hoàng Sa
Hoàng Sa, ngày ấy không quên...
Mãi mãi Hoàng Sa
Đất trời Hoàng Sa
Thăm người lưu giữ ký ức Hoàng Sa...
Du lịch, GO! - Theo Tuổi trẻ, Biển Đông.Vntime và nhiều nguồn ảnh khác
< Một trong những đảo tại quần đảo Hoàng Sa (VN).
Ta nhận thấy, xuyên qua lớp nước trong xanh như pha lê, từng chi tiết các san hô sống mà sự đa dạng về màu sắc và hình thái làm ta liên tưởng đến các khu vườn của thiên đường, nơi hội tụ những kỳ hoa dị thảo đẹp nhất trên trái đất [...]. Người ta dự kiến rằng trong một thời gian nhất định, một tour du lịch gọn nhẹ ra quần đảo Hoàng Sa rất đáng được xem xét”.
Những dòng trên đây không phải là bút ký du lịch của một du khách lãng mạn nào của thế kỷ 21. Nó được trích từ báo cáo khoa học hằng năm của một giám đốc Hải học viện (tên gọi cũ của Viện Hải dương học - tiền thân là Trạm nghề cá Ðông Dương) được thành lập từ ngày 22/9/1922.
Từ thời điểm đó, các nhà khoa học Pháp đã tiến hành nhiều chuyến khảo sát ở quần đảo Hoàng Sa - nơi Chính phủ Pháp đã thiết lập quyền cai trị tiếp quản từ chính quyền Nam triều.
Nội dung nghiên cứu của các chuyến khảo sát này rất đa dạng: địa lý, địa chất, thủy văn động lực biển, sinh vật trên đảo, sinh vật dưới biển, tiềm năng khai thác và sử dụng tài nguyên, tiềm năng du lịch, kế hoạch xây dựng các khu dân cư trên đảo và các công trình phục vụ cuộc sống của dân cư...
Bảy chuyến khảo sát quần đảo Hoàng Sa kéo dài từ năm 1925-1953 đã mang lại một kho tư liệu khoa học rất đa dạng và đặc biệt quý hiếm bởi tính khách quan, chân thực của nó. Thông qua các báo cáo, người ta có thể nhận thấy những bằng chứng chủ quyền hiển hiện một cách đương nhiên qua các thao tác khoa học, qua cách xác lập hồ sơ, qua mô tả những hoạt động của các nhà khoa học và cư dân trên quần đảo.
< Bia chủ quyền (VN) xưa.
“Ðoàn khảo sát thống nhất đệ trình lên toàn quyền Ðông Dương việc xây dựng ngọn hải đăng ở đảo Hoàng Sa thay vì ở đảo Tri Tôn như dự kiến trước đây... Vào ngày 26/10/1937, tàu Paul Bert và tàu Astrolabe được vận dụng để vận chuyển người và nguyên vật liệu phục vụ công trình xây dựng đèn biển... Ðể phục vụ công trình, 70 tấn vật liệu đã được chuyển ra Hoàng Sa”. Có không ít ghi chép như thế nằm trong các bộ hồ sơ mà người Pháp để lại, ảnh tư liệu về động thực vật, thổ nhưỡng và phong cảnh trên đảo cũng khá phong phú.
< Sách do Bùi Hồng Long chủ biên.
Viện Hải dương học đã tổ chức dịch từ tiếng Pháp và biên soạn lại để phổ biến các thông tin khoa học của ngành mình trong phạm vi hẹp. Thật đáng mừng nhưng cũng rất tiếc vì những thông tin quý giá như vậy chưa được phổ biến rộng bởi một NXB “đại chúng” hơn.
Hi vọng lần xuất bản tới, NXB Khoa Học Tự Nhiên và Công Nghệ sẽ có thêm những động thái quảng bá để cuốn sách quý này đến với công chúng cả nước và thế giới.
Trước đó, đề tài khoa học “Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam qua các tài liệu lưu trữ của chính quyền Việt Nam Cộng hòa (1954 – 1975)” đã được Sở KH-CN Đà Nẵng vừa tiến hành thành lập hội đồng nghiệm thu và thống nhất xếp loại xuất sắc cho đề tài khoa học “Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam qua các tài liệu lưu trữ của chính quyền Việt Nam Cộng hòa (1954 – 1975)”.
Đề tài này do Thạc sĩ Võ Công Trí, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành uỷ Đà Nẵng, cùng các thành viên Ban chủ nhiệm đề tài gồm Bùi Xuân, Lưu Anh Rô, Võ Hà, Phạm Mạnh Hùng thực hiện trong gần 3 năm qua và vừa được Sở KH-CN Đà Nẵng thành lập Hội đồng nghiệm thu hôm 17/12.
< Hội đồng nghiệm thu do Sở KH-CN Đà Nẵng thành lập tiến hành nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học “Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam qua các tài liệu lưu trữ của chính quyền Việt Nam Cộng hòa giai đoạn 1954-1975” hôm 17/12 vừa qua.
Có thể nói đây là lần đầu tiên một đề tài nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn trong cả nước đặt vấn đề nghiên cứu về Hoàng Sa từ các nguồn tư liệu lưu trữ của chính quyền Trung ương của VNCH. Ban chủ nhiệm đề tài đã tiếp cận, nghiên cứu hàng chục ngàn trang tư liệu liên quan đến Hoàng Sa, Trường Sa và đã chọn đọc 209 hồ sơ với khoảng 1.028 trang tư liệu được lưu tại các Trung tâm lưu trữ Quốc gia. Từ đó đã copy, scan những tư liệu quan trọng, chính yếu về Hoàng Sa, gồm 521 trang tư liệu gốc, 30 ảnh tư liệu và 2 bản đồ.
"Tất cả các tư liệu được công bố trong đề tài này đều là những văn bản gốc, độc bản, có giá trị và tính thuyết phục cao, đáng tin cậy về mặt văn bản học. Do vậy, mỗi tư liệu được xem như một hiện vật lịch sử, làm cơ sở, chứng cứ cho việc chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, khẳng định tính liên tục về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, vùng lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc".
Theo đánh giá của Hội đồng nghiệm thu, tất cả các tư liệu trên đã phản ánh một cách chân thực, sinh động những hoạt động quản lý địa giới hành chính, ấn định lãnh hải, phương diện ngư nghiệp, nghiên cứu hải dương học, điều phái viên quản lý hành chính, canh phòng các đảo, tình hình tiếp viện quân xa, tiếp tế lương thực, điều kiện đời sống của binh lính, nhân viên khí tượng trên quần đảo Hoàng Sa… từ năm 1954 đến 1975.
Ghé lại vài đảo tại Hoàng Sa
Hoàng Sa, ngày ấy không quên...
Mãi mãi Hoàng Sa
Đất trời Hoàng Sa
Thăm người lưu giữ ký ức Hoàng Sa...
Du lịch, GO! - Theo Tuổi trẻ, Biển Đông.Vntime và nhiều nguồn ảnh khác
Thứ Bảy, 5 tháng 1, 2013
Đầu năm, du lịch Sơn Tây
Nói đến Sơn Tây là nói đến Đền Và, Thành cổ, chùa Mía… - những địa danh đã đi vào lịch sử và trở thành danh thắng quốc gia.
Là vùng đất cổ của người Việt, Sơn Tây quê hương của Phùng Hưng và Ngô Quyền, có nhiều di tích văn hóa lịch sử nổi tiếng. Trên bước đường du Xuân đầu năm, mời bạn ghé qua thị xã xứ Đoài - dừng chân thưởng ngoạn non nước và tình người nơi đây.
Thành cổ Sơn Tây nằm giữa trung tâm thị xã, trên cái nền xanh cây cối ngút ngàn không chỉ tôn thêm giá trị, mà tạo sức hấp dẫn du khách. Thành cổ Sơn Tây được xây từ năm Minh Mạng thứ 3 (năm 1822) từng được người Pháp ca ngợi là một công trình kiệt tác của nền kiến trúc An Nam.
Thành có 4 cửa quay ra các hướng Bắc, Nam, Tây, Đông và lần lượt có tên là: cửa Hậu, cửa Tiền, cửa Hữu, cửa Tả. Trước đây bốn cửa đều có cầu gạch bắc qua hào nước, nhưng hiện nay chỉ có hai cửa chính là cửa Tiền và cửa Hậu, có cầu bắc qua hào nước, dẫn vào cổng thành.
Hiện 4 cổng thành bằng đá ong còn giữ được nguyên vẻ nguyên sơ cổ kính, trên các cổng có vọng lâu và ụ súng. Theo sử sách ghi lại, ngày trước, thành Sơn Tây có 5 khu: khu giữa thành là khu nghi lễ, hai ao sen hai bên, có vọng lâu cao 18 thước.
Trong thành có điện Kính Thiên rộng 5 gian lợp ngói lưu ly, bên trong có 2 cột tròn làm bằng gỗ lim, đường kính 0,5 mét sơn màu cánh gián. Hai gian bên có cửa sổ tròn trang trí hình chữ Thọ.
Trong thành có các hạng mục kiến trúc: cột cờ (tức vọng lâu) cao 18m, cửa hành cung, hành cung, hai giếng vuông, phía trước khu nghi lễ (Hành Cung, sân, điện), gần với cửa Tiền. Điện ở đây từng là tòa nhà 5 gian hai trái, tám mái chồng diêm, nằm khoảng chính giữa thành, là nơi làm việc của các quan.
Ngày nay, trải qua nhiều biến cố, thành cổ đã bị tàn phá nhiều nhưng những đường nét, dấu tích xưa cũng đủ khiến du khách thỏa niềm hoài cổ.
Trong hành trình du Xuân thị xã xứ Đoài, sân gôn Đồng Mô thuộc địa bàn xã Sơn Đông cũng là một điểm đến hấp dẫn. Sân gôn Đảo Vua nằm trên một hòn đảo thơ mộng, xứ sở của những huyền thoại gắn liền với truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh.
Đến với sân gôn Đảo Vua, du khách sẽ được tận hưởng cảm giác thoải mái trong giờ phút nghỉ ngơi thư giãn và đắm mình trong một khung cảnh thiên nhiên khoáng đạt, ở đây các tay gôn có cơ hội thửsức và vượt qua chính mình tại những hố gôn mang đầy tính thử thách, được đánh giá là một trong những sân gôn đẹp nhất Đông Nam Á.
Ngược theo đường Hồ Chí Minh khoảng 7 km, du khách đến vơí làng cổ Đường Lâm. Đây được xem là nguyên mẫu làng cổ của cư dân vùng đồng bằng sông Hồng được cả nước và bạn bè quốc tế biết đến. Tại đây, có những nếp nhà được xây dựng cách đây hàng vài thế kỷ.
Đường Lâm có tới 956 ngôi nhà truyền thống trong đó các làng Đông Sàng, Mông Phụ và Cam Thịnh lần lượt có 441, 350 và 165 nhà. Có nhiều ngôi nhà được xây dựng từ năm 1649, 1703, 1850.... Căn nhà lâu đời nhất có tuổi thọ hơn 400 năm vẫn lưu giữ được bài văn cúng tế bằng chữ nho được viết bằng mực tàu trên một tấm ván.
Các chi tiết làm nên" linh hồn" của nhà cổ gồm có tường đá ong, cổng đá ong, lối đi lát gạch nghiêng, bậu cửa cao và gian thờ tổ tiên.
Các ngôi nhà trong làng đều có kiểu nội tự - ngoại khách, sân nhà thấp hơn mặt đường, vào những ngày mưa, nước từ ngoài dồn vào trong sân (tụ thủy sinh tài) rồi mới chảy thoát ra đường cống.
Bạn cũng sẽ được gặp gỡ những con người với nếp nghĩ, nếp sống chân thành cởi mở, đặc biệt mến khách. Bạn sẽ có cơ hội được thưởng thức những đặc sản làng cổ như gà Mía, kẹo lạc, chè kho, kẹo dồi… mà Tết đến nhà nào cũng để dành đãi khách phương xa. Người dân Đường Lâm rất ý thức về giá trị văn hóa của làng mình. Họ biết rõ vẻ đẹp trầm mặc cổ kính của những ngôi nhà cổ đang thu hút khách thập phương tìm về để nôn nao cùng... quá khứ.
Xứ Đoài còn có chùa Mía, có hiệu là “Sùng nghiêm tự” cách thủ đô Hà Nội chừng 45km về phía Tây. Chùa được xây dựng trên một quả đồi nằm giữa làng Đông Sàng, xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội.
Chùa Mía được xây dựng từ mãi xa xưa. Đến thế kỷ 17, Chùa bị hoang phế điêu tàn. Năm 1632 Cung phi Nguyễn Thị Ngọc Dong đã đứng ra khuyến mộ thiện nam tín nữ các làng Đông Sàng, Mông Phụ, Cam Thịnh, Cam Toàn… thuộc tổng Cam Giá (tức Tổng Mía) cùng nhau tôn tạo lại.
Cung Phi Ngọc Dung còn gọi là Ngô Thị Ngọc Diệu, là phi tần trong phủ chúa Trịnh Tráng (1623 – 1657) vốn là người làng Nam Nguyễn (Nam An) trong Tổng Mía.
Nhân dân trong vùng mến mộ uy đức của Bà, đã tạc tượng đưa vào phối thờ ở Chùa và còn có đền riêng. Vì tôn kính nên gọi là “Bà Chúa Mía.” Về sau Chùa được tu bổ nhiều lần, song đến nay quy mô tôn tạo thời Bà chúa Mía dường như vẫn được bảo tồn nguyên vẹn. Các tòa Tam Quan, Chính Điện, Thượng Điện, Nhà Tổ, hành lang san sát nối kề, trong ngoài bao bọc, ngang dọc đan xen, tọa dáng thành hình chữ Mục.
Tượng Phật ở Chùa Mía không chỉ đặc sắc về hình dáng, mà còn phong phú về số lượng. Trong Chùa hiện thờ 287 tượng lớn nhỏ, gồm 6 tượng đồng, 107 tượng mộc và 174 tượng thổ. Trăm pho trăm vẻ, nhưng pho nào cũng tạo ra một kiểu dáng sống động, màu sắc chế phối hài hòa. Từ cử chỉ của ngón tay đến cài nhìn của khóe mắt, đều cho khách viếng thăm thấy được nét độc đáo phi phàm mà lại đầy vẻ từ bi hỷ xả: “Người xưa đã tạc bao nhiêu tượng, đầy vẻ từ bi dáng cứu đời.”
Sơn Tây có Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam tại Đồng Mô, đây là nơi hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch mang tính quốc gia, nơi tập trung tái hiện, gìn giữ, phát huy và khai thác các di sản văn hóa truyền thống của các dân tộc Việt.
Làng văn hóa được xây dựng với tổng diện tích 1544 ha, gồm các khu chức năng như: Khu làng dân tộc, Trung tâm văn hóa giải trí và dịch vụ tổng hợp, khu cây xanh mặt nước hồ Đồng Mô...Nơi đây sẽ là địa điểm lưu giữ, bảo tồn và giới thiệu những di sản văn hóa truyền thống đặc sắc của 54 dân tộc Việt Nam.
Còn nữa, đối với người Sơn Tây, mùa Xuân đến gắn liền với hội Đền Và. Đền Và thuộc thôn Vân Gia, Xã Trung Hưng. Hàng năm lễ hội đền Và mở vào ngày rằm tháng giêng. Cứ 3 năm thì tổ chức lễ hội lớn một lần vào các năm Tý - Mão - Ngọ - Dậu. Năm lễ hội lớn ở đền Và có lệ tục rước nước do dân làng Di Bình thuộc xã Vĩnh Thịnh, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc đảm nhiệm. Cũng vào năm tổ chức lễ hội lớn, các làng có liên quan tín ngưỡng ở đền cùng nhau tổ chức một cuộc rước lớn. Tất cả có 8 làng tham gia, gồm: Vân Gia, Thanh Trì, Nghĩa Phủ, Mai Trai, Đạm Trai thuộc xã Trung Hưng; làng Phù Sa, Phú Nhi (Bần Nhi) thuộc xã Viên Sơn và làng Di Bình (tỉnh Vĩnh Phúc).
Lễ hội diễn ra trong một không gian rộng, được tổ chức chặt chẽ. Lễ hội bắt đầu mở từ ngày 13 tháng giêng. Dân thôn Vân Gia lên đền dọn dẹp, trang trí cờ hội. Buổi chiều dân các thôn rước cỗ kiệu của làng mình về đặt ở sân trước nhà tiền tế tại đền Và.
Các cỗ kiệu xuống thuyền qua sông. Cư dân vạn chài ở trên sông tấp nập kéo tới, ghép thuyền lại thành một cầu phao lớn cùng đưa đoàn rước sang sông và họ nhập vào đoàn rước trở thành những người đi hội. Quan niệm của dân vào ngày này vạn chài nào trên sông làm nhiều điều phúc thì Thánh Tản sẽ cho nhiều lộc lớn trong năm.
Sang ngày 15 tháng giêng, ngày chính hội là những cuộc vui chơi, tiếp đón khách thập phương đến đền Và dâng hương, hoa trái và viếng Đức Thánh Tản. Ngày 15 ở sân trước nhà tiền tế có đấu vật. Các đô vật xứ Đoài đến vật chầu bóng Thánh, sau đó diễn trò vui vật giật giải, một thú vui đua sức, đua tài vốn rất được dân xứ Đoài hâm mộ.
Xứ Đoài Sơn Tây còn có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử-văn hóa nổi tiếng khác như đền thờ Phùng Hưng, Lăng Ngô Quyền, đền thờ thám hoa Giang Văn Minh, làng Việt cổ đá ong, giếng cổ Đường Lâm, thác Lụa, suối Huy Mân... và nhiều thắng cảnh đẹp khác, một trung tâm của vùng văn hoá với núi Tản, sông Đà xứng đáng là vùng đất “địa linh, nhân kiệt” mà bạn sẽ đến trong mùa xuân.
Du lịch, GO! - Tổng hợp
Là vùng đất cổ của người Việt, Sơn Tây quê hương của Phùng Hưng và Ngô Quyền, có nhiều di tích văn hóa lịch sử nổi tiếng. Trên bước đường du Xuân đầu năm, mời bạn ghé qua thị xã xứ Đoài - dừng chân thưởng ngoạn non nước và tình người nơi đây.
Thành cổ Sơn Tây nằm giữa trung tâm thị xã, trên cái nền xanh cây cối ngút ngàn không chỉ tôn thêm giá trị, mà tạo sức hấp dẫn du khách. Thành cổ Sơn Tây được xây từ năm Minh Mạng thứ 3 (năm 1822) từng được người Pháp ca ngợi là một công trình kiệt tác của nền kiến trúc An Nam.
Thành có 4 cửa quay ra các hướng Bắc, Nam, Tây, Đông và lần lượt có tên là: cửa Hậu, cửa Tiền, cửa Hữu, cửa Tả. Trước đây bốn cửa đều có cầu gạch bắc qua hào nước, nhưng hiện nay chỉ có hai cửa chính là cửa Tiền và cửa Hậu, có cầu bắc qua hào nước, dẫn vào cổng thành.
Hiện 4 cổng thành bằng đá ong còn giữ được nguyên vẻ nguyên sơ cổ kính, trên các cổng có vọng lâu và ụ súng. Theo sử sách ghi lại, ngày trước, thành Sơn Tây có 5 khu: khu giữa thành là khu nghi lễ, hai ao sen hai bên, có vọng lâu cao 18 thước.
Trong thành có điện Kính Thiên rộng 5 gian lợp ngói lưu ly, bên trong có 2 cột tròn làm bằng gỗ lim, đường kính 0,5 mét sơn màu cánh gián. Hai gian bên có cửa sổ tròn trang trí hình chữ Thọ.
Trong thành có các hạng mục kiến trúc: cột cờ (tức vọng lâu) cao 18m, cửa hành cung, hành cung, hai giếng vuông, phía trước khu nghi lễ (Hành Cung, sân, điện), gần với cửa Tiền. Điện ở đây từng là tòa nhà 5 gian hai trái, tám mái chồng diêm, nằm khoảng chính giữa thành, là nơi làm việc của các quan.
Ngày nay, trải qua nhiều biến cố, thành cổ đã bị tàn phá nhiều nhưng những đường nét, dấu tích xưa cũng đủ khiến du khách thỏa niềm hoài cổ.
Trong hành trình du Xuân thị xã xứ Đoài, sân gôn Đồng Mô thuộc địa bàn xã Sơn Đông cũng là một điểm đến hấp dẫn. Sân gôn Đảo Vua nằm trên một hòn đảo thơ mộng, xứ sở của những huyền thoại gắn liền với truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh.
Đến với sân gôn Đảo Vua, du khách sẽ được tận hưởng cảm giác thoải mái trong giờ phút nghỉ ngơi thư giãn và đắm mình trong một khung cảnh thiên nhiên khoáng đạt, ở đây các tay gôn có cơ hội thửsức và vượt qua chính mình tại những hố gôn mang đầy tính thử thách, được đánh giá là một trong những sân gôn đẹp nhất Đông Nam Á.
Ngược theo đường Hồ Chí Minh khoảng 7 km, du khách đến vơí làng cổ Đường Lâm. Đây được xem là nguyên mẫu làng cổ của cư dân vùng đồng bằng sông Hồng được cả nước và bạn bè quốc tế biết đến. Tại đây, có những nếp nhà được xây dựng cách đây hàng vài thế kỷ.
Đường Lâm có tới 956 ngôi nhà truyền thống trong đó các làng Đông Sàng, Mông Phụ và Cam Thịnh lần lượt có 441, 350 và 165 nhà. Có nhiều ngôi nhà được xây dựng từ năm 1649, 1703, 1850.... Căn nhà lâu đời nhất có tuổi thọ hơn 400 năm vẫn lưu giữ được bài văn cúng tế bằng chữ nho được viết bằng mực tàu trên một tấm ván.
Các chi tiết làm nên" linh hồn" của nhà cổ gồm có tường đá ong, cổng đá ong, lối đi lát gạch nghiêng, bậu cửa cao và gian thờ tổ tiên.
Các ngôi nhà trong làng đều có kiểu nội tự - ngoại khách, sân nhà thấp hơn mặt đường, vào những ngày mưa, nước từ ngoài dồn vào trong sân (tụ thủy sinh tài) rồi mới chảy thoát ra đường cống.
Bạn cũng sẽ được gặp gỡ những con người với nếp nghĩ, nếp sống chân thành cởi mở, đặc biệt mến khách. Bạn sẽ có cơ hội được thưởng thức những đặc sản làng cổ như gà Mía, kẹo lạc, chè kho, kẹo dồi… mà Tết đến nhà nào cũng để dành đãi khách phương xa. Người dân Đường Lâm rất ý thức về giá trị văn hóa của làng mình. Họ biết rõ vẻ đẹp trầm mặc cổ kính của những ngôi nhà cổ đang thu hút khách thập phương tìm về để nôn nao cùng... quá khứ.
Xứ Đoài còn có chùa Mía, có hiệu là “Sùng nghiêm tự” cách thủ đô Hà Nội chừng 45km về phía Tây. Chùa được xây dựng trên một quả đồi nằm giữa làng Đông Sàng, xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội.
Chùa Mía được xây dựng từ mãi xa xưa. Đến thế kỷ 17, Chùa bị hoang phế điêu tàn. Năm 1632 Cung phi Nguyễn Thị Ngọc Dong đã đứng ra khuyến mộ thiện nam tín nữ các làng Đông Sàng, Mông Phụ, Cam Thịnh, Cam Toàn… thuộc tổng Cam Giá (tức Tổng Mía) cùng nhau tôn tạo lại.
Cung Phi Ngọc Dung còn gọi là Ngô Thị Ngọc Diệu, là phi tần trong phủ chúa Trịnh Tráng (1623 – 1657) vốn là người làng Nam Nguyễn (Nam An) trong Tổng Mía.
Nhân dân trong vùng mến mộ uy đức của Bà, đã tạc tượng đưa vào phối thờ ở Chùa và còn có đền riêng. Vì tôn kính nên gọi là “Bà Chúa Mía.” Về sau Chùa được tu bổ nhiều lần, song đến nay quy mô tôn tạo thời Bà chúa Mía dường như vẫn được bảo tồn nguyên vẹn. Các tòa Tam Quan, Chính Điện, Thượng Điện, Nhà Tổ, hành lang san sát nối kề, trong ngoài bao bọc, ngang dọc đan xen, tọa dáng thành hình chữ Mục.
Tượng Phật ở Chùa Mía không chỉ đặc sắc về hình dáng, mà còn phong phú về số lượng. Trong Chùa hiện thờ 287 tượng lớn nhỏ, gồm 6 tượng đồng, 107 tượng mộc và 174 tượng thổ. Trăm pho trăm vẻ, nhưng pho nào cũng tạo ra một kiểu dáng sống động, màu sắc chế phối hài hòa. Từ cử chỉ của ngón tay đến cài nhìn của khóe mắt, đều cho khách viếng thăm thấy được nét độc đáo phi phàm mà lại đầy vẻ từ bi hỷ xả: “Người xưa đã tạc bao nhiêu tượng, đầy vẻ từ bi dáng cứu đời.”
Sơn Tây có Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam tại Đồng Mô, đây là nơi hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch mang tính quốc gia, nơi tập trung tái hiện, gìn giữ, phát huy và khai thác các di sản văn hóa truyền thống của các dân tộc Việt.
Làng văn hóa được xây dựng với tổng diện tích 1544 ha, gồm các khu chức năng như: Khu làng dân tộc, Trung tâm văn hóa giải trí và dịch vụ tổng hợp, khu cây xanh mặt nước hồ Đồng Mô...Nơi đây sẽ là địa điểm lưu giữ, bảo tồn và giới thiệu những di sản văn hóa truyền thống đặc sắc của 54 dân tộc Việt Nam.
Còn nữa, đối với người Sơn Tây, mùa Xuân đến gắn liền với hội Đền Và. Đền Và thuộc thôn Vân Gia, Xã Trung Hưng. Hàng năm lễ hội đền Và mở vào ngày rằm tháng giêng. Cứ 3 năm thì tổ chức lễ hội lớn một lần vào các năm Tý - Mão - Ngọ - Dậu. Năm lễ hội lớn ở đền Và có lệ tục rước nước do dân làng Di Bình thuộc xã Vĩnh Thịnh, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc đảm nhiệm. Cũng vào năm tổ chức lễ hội lớn, các làng có liên quan tín ngưỡng ở đền cùng nhau tổ chức một cuộc rước lớn. Tất cả có 8 làng tham gia, gồm: Vân Gia, Thanh Trì, Nghĩa Phủ, Mai Trai, Đạm Trai thuộc xã Trung Hưng; làng Phù Sa, Phú Nhi (Bần Nhi) thuộc xã Viên Sơn và làng Di Bình (tỉnh Vĩnh Phúc).
Lễ hội diễn ra trong một không gian rộng, được tổ chức chặt chẽ. Lễ hội bắt đầu mở từ ngày 13 tháng giêng. Dân thôn Vân Gia lên đền dọn dẹp, trang trí cờ hội. Buổi chiều dân các thôn rước cỗ kiệu của làng mình về đặt ở sân trước nhà tiền tế tại đền Và.
Các cỗ kiệu xuống thuyền qua sông. Cư dân vạn chài ở trên sông tấp nập kéo tới, ghép thuyền lại thành một cầu phao lớn cùng đưa đoàn rước sang sông và họ nhập vào đoàn rước trở thành những người đi hội. Quan niệm của dân vào ngày này vạn chài nào trên sông làm nhiều điều phúc thì Thánh Tản sẽ cho nhiều lộc lớn trong năm.
Sang ngày 15 tháng giêng, ngày chính hội là những cuộc vui chơi, tiếp đón khách thập phương đến đền Và dâng hương, hoa trái và viếng Đức Thánh Tản. Ngày 15 ở sân trước nhà tiền tế có đấu vật. Các đô vật xứ Đoài đến vật chầu bóng Thánh, sau đó diễn trò vui vật giật giải, một thú vui đua sức, đua tài vốn rất được dân xứ Đoài hâm mộ.
Xứ Đoài Sơn Tây còn có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử-văn hóa nổi tiếng khác như đền thờ Phùng Hưng, Lăng Ngô Quyền, đền thờ thám hoa Giang Văn Minh, làng Việt cổ đá ong, giếng cổ Đường Lâm, thác Lụa, suối Huy Mân... và nhiều thắng cảnh đẹp khác, một trung tâm của vùng văn hoá với núi Tản, sông Đà xứng đáng là vùng đất “địa linh, nhân kiệt” mà bạn sẽ đến trong mùa xuân.
Du lịch, GO! - Tổng hợp
Chùa Ông Bổn ở Sóc Trăng
Chùa Ông Bổn còn có tên gọi là chùa A Côn, hay Hòa An Hội Quán là một ngôi chùa cổ có tuổi đời trên 130 năm, tọa lạc số 09, đường Nguyễn Văn Trỗi, khóm 1, phường 1, TP Sóc Trăng. Đây là một di tích nghệ thuật kiến trúc - điêu khắc văn hóa độc đáo của cộng đồng người Hoa ở Sóc Trăng nói riêng và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long nói chung.
Theo tài liệu của Ban quản trị chùa thì vào năm 1875, chùa Ông Bổn được xây dựng tại làng Khánh Hưng, tổng Nhiêu Khánh, tỉnh Sóc Trăng. Đến năm 1911 được trùng tu lần thứ nhất và đổi tên là Hòa An Hội Quán cho đến nay. Qua 7 lần trùng tu vào các năm 1953, 1969, 1987, 1990, 1994, 1999 có kiến tạo gia cố thêm, nhưng vẫn đảm bảo được hiện trạng cũ nên ngôi chùa mới khang trang như ngày nay.
Do chùa nằm trong trung tâm của tỉnh lỵ nên rất thuận tiện cho việc cúng bái, cũng như rất thuận lợi cho du khách đến tham quan dù bằng đường bộ hay đường thủy.
Chùa được cất theo hình chữ Phú - tượng trưng cho sự ấm no, phú quý. Chùa cất tuy không cao nhưng thoáng đãng, mang đậm màu sắc kiến trúc Trung Hoa. Sân chùa tuy không lớn nhưng sạch sẽ. Mái chùa lợp ngói ống phủ lớp rêu phong. Trên mái nóc có tượng lưỡng long chầu nguyệt - cách trang trí truyền thống trong các ngôi chùa Hoa. Trên các gờ mái cũng có tượng rồng, kỳ lân nằm trải dài. Phía trước mái hiên chùa có treo một dãy đèn lồng đỏ càng làm tôn vinh thêm vẻ đẹp rực rỡ của ngôi chùa.
Chùa Ông Bổn được xây dựng với chất liệu hoàn toàn bằng đá, gỗ quý từ Trung Quốc chở qua. Ngôi chùa có mặt tiền chính diện hướng về hướng Nam, hai bên tả hữu tô đá rửa được nghệ nhân đắp nổi bằng xi măng rộng khoảng một thước là hai đại tự Tăng Phước - ngụ ý chúc bà con bá tánh hưởng thêm nhiều phước lộc, tạo thêm vẻ bề thế cho ngôi chùa. Ngoài ra, ở bên hữu khuôn viên chùa còn có ngôi miếu nhỏ thờ Thần Hoàng Bổn Cảnh tượng trưng cho thần thổ địa của địa phương.
Quan sát từ đỉnh hương lớn đặt giữa khuôn viên khá rộng của ngôi chùa, tổng thể kiến trúc di tích này có toàn bộ phần chân cột, đá xanh viền nền tam cấp trong khu vực nội thất đến khung cửa chính của ngôi chùa... đều được các nghệ nhân người Hoa đời trước tạc bằng đá tảng của Trung Quốc. Ngôi chùa được thợ xây dựng theo dạng phân kim tam cấp qua thước Lỗ Ban - theo hình chữ Phú - tượng trưng theo quan niệm của người Hoa.
Vào bên trong ngôi chùa, du khách sẽ choáng ngợp trước một “rừng” hoành phi câu đối bằng chữ Hán được treo và ốp cột từ gian tiền điện đến gian chính điện, với nội dung ca ngợi công đức của các vị thần. Phía bên trái (nhìn từ ngoài vào) là bàn thờ Bạch Hổ uy nghi, bên phải là bàn thờ của Thanh Long hùng dũng - đây vừa là yếu tố phong thủy, lại vừa là vật linh nhằm để trấn giữ tà ma, xua đi những điều xui xẻo, không hên. Gian chính điện gồm ba gian. Gian chính giữa thờ Trịnh Ân, tức Cảm thiên đại đế là vị phúc thần trong tâm thức của bà con người Hoa nơi đây.
Khác biệt với chùa Ông Bổn (Thanh Minh Cổ Miếu) tại thị xã Vĩnh Châu thờ ông Trịnh Hòa - vị quan triều Minh (thế kỷ 14, tương truyền ông là nhà hàng hải đã bôn ba buôn bán sản vật ở nhiều nước trên thế giới, ông được phong sắc thần “Bổn đầu công” được dân chúng sùng kính tôn thờ) thì chùa Ông Bổn ở Sóc Trăng thờ ông Trịnh Ân.
Tương truyền, Trịnh Ân là vị khai quốc công thần, văn võ song toàn, sống vào triều đại nhà Tống bên Trung Quốc. Ông có nhiều công lớn trong việc dạy dân bền chí làm ăn để khẩn hoang, lập ấp và khuyên mọi người phải biết giữ lễ nghĩa, giữ vẹn thuần phong mỹ tục. Do bị gian thần hãm hại nên ông bị triều đình khép vào tội chết. Lúc xử trảm ông, đất trời cảm động trút cơn mưa, điểm vần sắc hồng. Dân chúng thấy điềm trời như thế nên càng tỏ lòng thương tiếc và lập miếu thờ ông làm vị phúc thần. Chuyện này lan đến triều đình, làm vua tỉnh ngộ, thương cảm và phong sắc cho ông là Cảm thiên đại đế, tức lòng trung cảm động đến trời.
Bên trái gian chính điện là bàn thờ của Phúc Đức Chính Thần, bên phải là trang thờ của Thiên Hậu Thánh Mẫu. Trước gian chính điện còn có hai hàng bát bửu hai bên. Đặc biệt nét điêu khắc trong chùa đã đạt đến mức điêu luyện, thể hiện được nét tinh xảo, tài hoa của các nghệ nhân Trung Quốc đời trước. Tiêu biểu, các bức điêu khắc gỗ, hoành phi chạm trổ ba lớp, tượng thờ bằng gỗ, câu đối bằng gỗ quý, các tượng gỗ chạm trổ các linh vật: long, lân, quy, phụng, nai, hạc... đều thể hiện các điển tích cao quý mà các vua chúa ngày xưa thường dùng trang trí trong cung đình, như: lân hóa rồng, rồng hóa long dây lá, Bá Ngư chầu hoàng, Bá Ngư Điểu Chích... tất cả đều là các tác phẩm điêu khắc, hội họa đặc biệt quý hiếm thể hiện đúng theo khuôn mẫu bên Trung Quốc.
Ngoài ra, trong chùa còn có nhiều cổ vật quý hiếm khác là tượng gỗ thờ Ông Bổn, Ông Phước Đức, Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu, sơn son thiếp vàng rực rỡ; bộ lư quỳ cổ hình thái tuế, ba bộ lư vuông, cặp hạc rùa ngậm hoa sen bằng kim loại màu... các bộ bàn thờ (quý tự) bằng gỗ quý đều được các nghệ nhân chạm khắc ba lớp và dát vàng rất tinh xảo.
Chùa Ông Bổn ở Sóc Trăng không chỉ là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của cộng đồng người Hoa ở đây, mà còn là nơi thu hút đông đảo bà con người Kinh, người Khmer cũng như khách thập phương đến đây tham quan cúng bái trong các dịp rằm, lễ tết, ngày vía Ông...
Bên cạnh đó, chùa Ông Bổn còn là nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, lễ hội đặc sắc của bà con người Hoa và thông qua đó đã tập hợp, đoàn kết mọi người cùng nhau đóng góp, gây quỹ làm công tác từ thiện... thể hiện truyền thống đoàn kết lâu đời của bà con người Hoa và các dân tộc Kinh, Khmer anh em.
Với những ý nghĩa trên, ngày 3-6-2004, chùa Ông Bổn đã được UBND tỉnh Sóc Trăng xếp hạng là di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
Du lịch, GO! - Theo Trần Kiều Quang (báo Hậu Giang), ảnh sưu tầm từ internet
Theo tài liệu của Ban quản trị chùa thì vào năm 1875, chùa Ông Bổn được xây dựng tại làng Khánh Hưng, tổng Nhiêu Khánh, tỉnh Sóc Trăng. Đến năm 1911 được trùng tu lần thứ nhất và đổi tên là Hòa An Hội Quán cho đến nay. Qua 7 lần trùng tu vào các năm 1953, 1969, 1987, 1990, 1994, 1999 có kiến tạo gia cố thêm, nhưng vẫn đảm bảo được hiện trạng cũ nên ngôi chùa mới khang trang như ngày nay.
Do chùa nằm trong trung tâm của tỉnh lỵ nên rất thuận tiện cho việc cúng bái, cũng như rất thuận lợi cho du khách đến tham quan dù bằng đường bộ hay đường thủy.
Chùa được cất theo hình chữ Phú - tượng trưng cho sự ấm no, phú quý. Chùa cất tuy không cao nhưng thoáng đãng, mang đậm màu sắc kiến trúc Trung Hoa. Sân chùa tuy không lớn nhưng sạch sẽ. Mái chùa lợp ngói ống phủ lớp rêu phong. Trên mái nóc có tượng lưỡng long chầu nguyệt - cách trang trí truyền thống trong các ngôi chùa Hoa. Trên các gờ mái cũng có tượng rồng, kỳ lân nằm trải dài. Phía trước mái hiên chùa có treo một dãy đèn lồng đỏ càng làm tôn vinh thêm vẻ đẹp rực rỡ của ngôi chùa.
Chùa Ông Bổn được xây dựng với chất liệu hoàn toàn bằng đá, gỗ quý từ Trung Quốc chở qua. Ngôi chùa có mặt tiền chính diện hướng về hướng Nam, hai bên tả hữu tô đá rửa được nghệ nhân đắp nổi bằng xi măng rộng khoảng một thước là hai đại tự Tăng Phước - ngụ ý chúc bà con bá tánh hưởng thêm nhiều phước lộc, tạo thêm vẻ bề thế cho ngôi chùa. Ngoài ra, ở bên hữu khuôn viên chùa còn có ngôi miếu nhỏ thờ Thần Hoàng Bổn Cảnh tượng trưng cho thần thổ địa của địa phương.
Quan sát từ đỉnh hương lớn đặt giữa khuôn viên khá rộng của ngôi chùa, tổng thể kiến trúc di tích này có toàn bộ phần chân cột, đá xanh viền nền tam cấp trong khu vực nội thất đến khung cửa chính của ngôi chùa... đều được các nghệ nhân người Hoa đời trước tạc bằng đá tảng của Trung Quốc. Ngôi chùa được thợ xây dựng theo dạng phân kim tam cấp qua thước Lỗ Ban - theo hình chữ Phú - tượng trưng theo quan niệm của người Hoa.
Vào bên trong ngôi chùa, du khách sẽ choáng ngợp trước một “rừng” hoành phi câu đối bằng chữ Hán được treo và ốp cột từ gian tiền điện đến gian chính điện, với nội dung ca ngợi công đức của các vị thần. Phía bên trái (nhìn từ ngoài vào) là bàn thờ Bạch Hổ uy nghi, bên phải là bàn thờ của Thanh Long hùng dũng - đây vừa là yếu tố phong thủy, lại vừa là vật linh nhằm để trấn giữ tà ma, xua đi những điều xui xẻo, không hên. Gian chính điện gồm ba gian. Gian chính giữa thờ Trịnh Ân, tức Cảm thiên đại đế là vị phúc thần trong tâm thức của bà con người Hoa nơi đây.
Khác biệt với chùa Ông Bổn (Thanh Minh Cổ Miếu) tại thị xã Vĩnh Châu thờ ông Trịnh Hòa - vị quan triều Minh (thế kỷ 14, tương truyền ông là nhà hàng hải đã bôn ba buôn bán sản vật ở nhiều nước trên thế giới, ông được phong sắc thần “Bổn đầu công” được dân chúng sùng kính tôn thờ) thì chùa Ông Bổn ở Sóc Trăng thờ ông Trịnh Ân.
Tương truyền, Trịnh Ân là vị khai quốc công thần, văn võ song toàn, sống vào triều đại nhà Tống bên Trung Quốc. Ông có nhiều công lớn trong việc dạy dân bền chí làm ăn để khẩn hoang, lập ấp và khuyên mọi người phải biết giữ lễ nghĩa, giữ vẹn thuần phong mỹ tục. Do bị gian thần hãm hại nên ông bị triều đình khép vào tội chết. Lúc xử trảm ông, đất trời cảm động trút cơn mưa, điểm vần sắc hồng. Dân chúng thấy điềm trời như thế nên càng tỏ lòng thương tiếc và lập miếu thờ ông làm vị phúc thần. Chuyện này lan đến triều đình, làm vua tỉnh ngộ, thương cảm và phong sắc cho ông là Cảm thiên đại đế, tức lòng trung cảm động đến trời.
Bên trái gian chính điện là bàn thờ của Phúc Đức Chính Thần, bên phải là trang thờ của Thiên Hậu Thánh Mẫu. Trước gian chính điện còn có hai hàng bát bửu hai bên. Đặc biệt nét điêu khắc trong chùa đã đạt đến mức điêu luyện, thể hiện được nét tinh xảo, tài hoa của các nghệ nhân Trung Quốc đời trước. Tiêu biểu, các bức điêu khắc gỗ, hoành phi chạm trổ ba lớp, tượng thờ bằng gỗ, câu đối bằng gỗ quý, các tượng gỗ chạm trổ các linh vật: long, lân, quy, phụng, nai, hạc... đều thể hiện các điển tích cao quý mà các vua chúa ngày xưa thường dùng trang trí trong cung đình, như: lân hóa rồng, rồng hóa long dây lá, Bá Ngư chầu hoàng, Bá Ngư Điểu Chích... tất cả đều là các tác phẩm điêu khắc, hội họa đặc biệt quý hiếm thể hiện đúng theo khuôn mẫu bên Trung Quốc.
Ngoài ra, trong chùa còn có nhiều cổ vật quý hiếm khác là tượng gỗ thờ Ông Bổn, Ông Phước Đức, Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu, sơn son thiếp vàng rực rỡ; bộ lư quỳ cổ hình thái tuế, ba bộ lư vuông, cặp hạc rùa ngậm hoa sen bằng kim loại màu... các bộ bàn thờ (quý tự) bằng gỗ quý đều được các nghệ nhân chạm khắc ba lớp và dát vàng rất tinh xảo.
Chùa Ông Bổn ở Sóc Trăng không chỉ là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của cộng đồng người Hoa ở đây, mà còn là nơi thu hút đông đảo bà con người Kinh, người Khmer cũng như khách thập phương đến đây tham quan cúng bái trong các dịp rằm, lễ tết, ngày vía Ông...
Bên cạnh đó, chùa Ông Bổn còn là nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, lễ hội đặc sắc của bà con người Hoa và thông qua đó đã tập hợp, đoàn kết mọi người cùng nhau đóng góp, gây quỹ làm công tác từ thiện... thể hiện truyền thống đoàn kết lâu đời của bà con người Hoa và các dân tộc Kinh, Khmer anh em.
Với những ý nghĩa trên, ngày 3-6-2004, chùa Ông Bổn đã được UBND tỉnh Sóc Trăng xếp hạng là di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
Du lịch, GO! - Theo Trần Kiều Quang (báo Hậu Giang), ảnh sưu tầm từ internet
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)