Thứ Sáu, 7 tháng 12, 2012

Tránh hiểm họa tai nạn do ngủ gật.

Thiếp đi trong vài giây, ngủ gật ngay cả khi mắt vẫn mở… là hiện tượng mà không ít tài xế từng gặp phải khi ngồi sau vô lăng và dẫn tới hàng trăm vụ tai nạn mỗi năm. Để tránh hiểm họa này, bạn nên làm gì?

Không chỉ tại Việt Nam mà trên thế giới, mỗi năm có hàng nghìn vụ tai nạn xảy ra chỉ vì tài xế bỗng dưng ngủ gật trên vô lăng. Tình trạng buồn ngủ khi lái xe trên thực tế có thể xảy đến với bất cứ ai nhất là khi người điều khiển phương tiện giao thông ở trong tình trạng mệt mỏi, thiếu ngủ hoặc lái xe đường trường vào ban đêm.

Việc chiến đấu lại cơn buồn ngủ để giữ an toàn cho bản thân và những người xung quanh vừa khó lại vừa dễ nếu bạn không chủ quan và có mẹo.

Những lưu ý sau có thể sẽ giúp bạn luôn tỉnh táo và lái xe an toàn:

- Trước khi lái xe đường trường nên ngủ đủ giấc, ít nhất là 6 tiếng hoặc hơn.

- Không nên làm việc cả ngày rồi lái xe cả đêm.

- Nên tranh thủ lái xe những lúc bạn tỉnh táo và nghỉ đêm thay vì lái thông cả ngày lẫn đêm.

- Nên tránh lái xe vào những thời điểm dễ gây buồn ngủ như giữa trưa và từ giữa đêm đến sáng, nếu không thể ngủ những thời điểm đó thì hãy tạm dừng vài phút và nghỉ ngơi.

- Nên dừng xe nghỉ ngơi một thời gian ngay khi cảm thấy buồn ngủ. Bạn có thể uống càfê hoặc chè để lấy lại sự tỉnh táo.

- Sau khi uống café hoặc chè khoảng 30 phút mới được tiếp tục lên đường bởi cần có thời gian để nghỉ ngơi và để chất caffein ngấm vào máu. Nếu không uống được chè hoặc café, các loại nước tăng lực cũng là một lựa chọn tốt.

- Nên tránh ăn các thức ăn nhiều chất carbohydrate nên ăn các thức ăn giàu protein.

- Nên tránh sử dụng các loại thuốc gây buồn ngủ như thuốc chống dị ứng, thuốc cảm cúm khi định lái xe.

- Khi lái xe đường trường một mình nên vặn to radio và thỉnh thoảng thay đổi chương trình để chống lại cơn buồn ngủ. Bên cạnh đó nên nghỉ 2h mỗi khi đi được 100 đến 200 km. Những lúc nghỉ nên ra khỏi xe, làm vài động tác thể dục nhất là với cổ và vai. Hãy lên lịch trình đi và không nên đi quá 400 đến 600 km/ngày.

Ngoài những lưu ý trên, bạn cũng nên lưu ý những dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đã đến lúc phải nghỉ ngơi. Chẳng hạn đó là khi bạn không thể nhớ được những Km cuối cùng bạn vừa đi qua, khi bạn lái lệch ra khỏi làn đường của mình hay khi bạn cảm thấy suy nghĩ không còn thật tập trung, bạn ngáp liên tục hoặc đã suýt đâm vào cái gì đó.

Chúc các bạn lái xe an toàn trên đường phượt.

Du lịch, GO! - Theo CAND, internet

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét