Phú Thọ có hàng trăm lễ hội lớn nhỏ, trong đó có một lễ hội được nâng lên tầm quốc lễ là lễ giỗ các Vua Hùng vào ngày 10/3 âm lịch hàng năm.
Điểm viếng thăm đầu tiên là khu di tích đền Hùng tọa lạc trên núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì. Đền được xây vào thế kỷ 15, tương truyền là nơi người con trưởng của Lạc Long Quân và Âu Cơ lên làm vua lấy hiệu Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang.
Khu di tích đền Hùng là một quần thể kiến trúc gồm có đền Hạ và chùa, đền Giếng, đền Trung, đền Thượng và lăng vua Hùng.
Đến đền Hùng, ngắm xem kiến trúc, thiết kế, nghệ thuật điêu khắc, bạn còn cảm nhận được vẻ đẹp của công trình hoành tráng ẩn mình dưới những cây cổ thụ to lớn hay tham quan bảo tàng Hùng Vương, nơi trưng bày nhiều hiện vật từ dựng nước… Đặc biệt, nếu có cơ hội và thời gian, bạn nên đến đền Hùng vào ngày 10/3 âm lịch hàng năm để hòa mình vào những nghi thức, tinh thần hướng về cội nguồn của một lễ hội được nâng tầm quốc lễ.
Trái với vẻ thâm nghiêm của đền Hùng, đền Mẫu Âu Cơ mang nét thanh bình của một ngôi đến ẩn dưới một gốc đa cổ thụ, bên tả có giếng Loan, bên hữu có giếng Phượng, phía trước có núi Giác, sau lưng có sông Hồng uốn khúc.
Bên cạnh các di tích, đền chùa, Phú Thọ cũng được thiên nhiên ưu đãi hàng lọat thắng cảnh tuyệt đẹp. Đầu tiên là Ao Giời, Suối Tiên, nằm trên Núi Nả thuộc xã Quân Khê, huyện Hạ Hòa.
Suối Tiên, dòng suối bắt nguồn từ núi Nả trông như dải lụa trắng bạc, vắt ngang sườn núi, nổi bật giữa màu xanh núi rừng và bầu trời. Chảy qua nhiều tầng, bậc, dòng chảy của suối tạo nên 14 con thác có độ cao khác nhau, trong đó có một số thác cao 20m, càng khiến quan cảnh hoang sơ, hùng vĩ. Cách Ao Giời – Suối Tiên khoảng 12km, đầm Ao Châu giống như đầu một con Trâu có hai sừng choãi ra hai phía sông Thao và sông Lô.
Đến Xuân Sơn, bạn có thể chọn hòa mình vào thiên nhiên, tìm hiểu sự phát triển của các loại động thực vật quý hiếm, khám phá vẻ đẹp của các ngọn núi, mat-xa dưới những thác nước có độ cao trên 50m, trải nghiệm cảm giác phiêu lưu trong 16 hang động. Hay tham gia sinh hoạt thường ngày với người dân bản địa. Còn ở núi Thắm (núi Đầu Rồng), bạn sẽ có dịp dạo bộ quanh một cái ao nhỏ không bao giờ cạn nước trên đỉnh cũng như thu vào tầm mắt hàng trăm ngọn đồi thoai thoải nằm gần kề nhau, nhấp nhô như bát úp.
Ngoài ra, đến Phú Thọ, bạn còn có dịp tham gia hơn 20 lễ hội khác nhau như Hội Đền Hùng, Hội Phết - Hiền Quan, Hội bơi chải - Bạch Hạc, Hội Rước voi - Đào Xá, Hội rước Chúa Gái - Hy Cương, Hội ném còn của đồng bào Dân tộc Mường... hay hòa mình trong những điệu hát Ghẹo hát Ghẹo, hát Đối, hát Ví từ lâu đã nổi tiếng làm say đắm lòng người.
Di chuyển
Phần di chuyển này chỉ tính từ điểm bắt đầu là Hà Nội. Các bạn ở các tỉnh khác cần tham khảo thông tin ở các bến xe hay đại lý vé máy bay của địa phương.
- Bằng phương tiện công cộng
Bạn có thể mua vé xe tuyến Hà Nội – Phú Thọ tại bến xe Mỹ Đình hay liên hệ các hãng xe uy tín như Mạnh Nga, Hải Thường, Hiếu Nghĩa… Hay mua vé tàu lửa tại ga Hà Nội. Giá vé tùy thuộc vào loại ghế và chất lượng xe. Lưu ý tham khảo thời gian xuất bến, điểm đến để lên lịch trình trước khi đi. Ngoài ra, bạn có thể đi thuyền qua sông Hồng.
- Bằng phương tiện cá nhân
Thành phố Việt Trì cách trung tâm thủ đô Hà Nội 80 km, cách sân bay quốc tế Nội Bài 50 km và nằm đối diện với huyện Ba Vì, Hà Nội nên bạn hoàn toàn có thể lên kế hoạch cho một chuyến phượt ngắn ngày (thăm vài điểm) hay dài ngày (tham quan tất cả các thắng cảnh của Phú Thọ).
Đến vào thời gian nào?
Các lễ hội lớn nhỏ của Phú Thọ diễn ra rải rác suốt năm nên nếu muốn tham gia lễ hội nào, bạn chỉ cần lên lịch trình xuất phát vào ngày gần đó hay ngay ngày diễn ra lễ hội. Một lễ hội lớn mà bạn không nên bỏ qua ở Phú Thọ là lễ giỗ các vua hùng vào ngày 10/3 âm lịch hàng năm.
Lưu trú
Khu vực trung tâm Phú Thọ gồm các tuyến đường Nguyễn Tất Thành, Hùng Vương, Trần Phú ... Các bạn căn cứ vào đó để thuê khách sạn tiện cho việc di chuyển nhé:
Khách sạn, nhà nghỉ ở Phú Thọ có giá khá cao và luôn trong tình trạng cháy vé, bạn cần gọi điện đặt phòng trước khi đến. Một số khách sạn bạn có thể tham khảo giá như Bapaco, Khánh Linh, Sông Hương.
Đặc sản Phú Thọ
Đặc sản Phú Thọ gồm hồng Gia Thanh, hồng Hạc, bưởi Đoan Hùng, cọ Cẩm Khê, trám (đen, trắng, chè (trà), sắn (lá sắn non), cá Anh Vũ, cá Lăng, cá Cháy, bánh Hòn, bánh tai, xôi cọ và thịt chua.
Mang gì khi đến Phú Thọ?
- Bất kỳ trang phục, giày dép bạn thích. Lưu ý khi tham quan, viếng các đền, chùa cần ăn bận kín đáo.
- Mang theo vật dụng đi nắng nếu đến vào mùa nắng và dụng cụ đi mưa nếu đến vào mùa mưa.
- Mang theo kem chống muỗi, thuốc trị côn trùng, thuốc trị các bệnh thông thường.
- Mang theo lều, áo khoác nếu có ý định cắm trại.
Các cung đường thường gặp
Hà Nội – Phú Thọ - Hòa Bình
Hà Nội - Phú Thọ - Tuyên Quang
Hà Nội – Phú Thọ - Vĩnh Phúc
Hà Nội – Phú Thọ - Yên Bái
Hà Nội – Phú Thọ - Tuyên Quang – Yên Bái – Vĩnh Phúc
Du lịch, GO! - Theo Infonet
Thứ Tư, 31 tháng 10, 2012
Tháng mười ăn rươi
Bao giờ cho đến tháng mười/ Bát cơm thì trắng, bát rươi thì đầy. Câu ca dao nhắc người ta tìm ăn chả rươi - món ăn đã thành “thông lệ, đến mùa mà không được ăn thì như là một người đàn bà đẹp đã để phí mất tuổi hoa, sau này sẽ nặng một niềm tiếc nhớ” (Tùy bút Vũ Bằng)...
Rươi là con “sâu đất”, thân mềm, có nhiều lông tơ nhỏ, dài 7-10cm, màu xanh, nâu hoặc đỏ. Rươi xuất hiện vào dịp cuối thu, đầu đông tại các vùng đất bãi nơi cửa sông nước lợ ở Hải Phòng, Thái Bình, Hải Dương, Nam Định... Rươi có giá trị dinh dưỡng cao, dùng để chế biến nhiều món ăn đặc biệt như chả rươi, mắm rươi, rươi xào củ niễng...
Trên phố cổ Hà Nội giờ còn phố Hàng Rươi, dấu ấn một thời chốn kẻ chợ theo những mùa rươi về. Giờ người ta không bán rươi ở đó nhưng mỗi cuối thu se lạnh, người Hà Nội lại cố ăn ít nhất một bữa chả rươi cho thỏa nỗi nhớ. Muốn thưởng thức món chả rươi Hà thành, bạn có thể lên phố Hàng Lược, Chả Cá, Gia Ngư - có nơi bán rươi quanh năm. Nhưng để được ăn đúng món rươi tươi chính vụ nên tìm tới địa điểm đó khi mùa rươi về.
Rươi không ai nuôi được, ngày thường có vác mai đào xới tung cả vùng đồng triều ngập lợ cũng chẳng tìm nổi một con. Nhưng “tháng chín đôi mươi, tháng mười mùng 5”, lúc bầu trời mây vần vũ như sà xuống thấp, những cánh diều mỏng dính chấp chới dắt díu những hạt mưa lất phất (người quê tôi gọi là mưa mở lỗ rươi), cả vùng bãi triều ngập trong màn nước phù sa nâu nhạt trở thành những ruộng rươi mênh mang. Heo may cứ thổi, mưa cứ rơi, ai đó cứ thở than “Kẻ ăn rươi, người chịu bão” bởi cái sự đau ê ẩm của thân mình, thì vùng ruộng rươi vẫn đông như trẩy hội.
Cũng thật lạ, không hiểu từ đâu những con vật thân nửa giun, nửa rết cứ đùn đùn từ lòng đất chui lên rồi kết lại thành đoàn, trôi dạt theo dòng nước chảy. Người đi vớt rươi chỉ cần dùng lưới, vợt bằng vải màu hay rá rổ, thậm chí gàu tát nước đơm chỗ cửa nước chảy là vớt được rươi.
Những thúng rươi ngon nhất ở các vùng châu thổ sông Hồng được đem lên Hà Nội bán cho các nhà hàng đặc sản. Loại ngon vừa đem về bán ở các chợ quê. Loài thủy sinh này còn lạ lùng hơn vì dẫu đang nổi lên đàn đàn lũ lũ đấy nhưng chỉ cần gặp một trận mưa thì chỉ sau vài giờ đã biến mất sạch (người dân quê gọi ấy là những trận mưa lấp lỗ rươi).
Để làm chả rươi ngon phải lựa những con còn tươi, có màu xanh nhạt, những con chuyển màu đen hay đỏ đều là con ươn, ăn không ngon. Rươi mua về cho vào nước nóng già để “làm lông”. Lấy đũa khuấy đều cho lông rươi và những rác bẩn rụng hết, sau đó giội qua nước lạnh cho sạch đất. “Làm lông” rươi rất quan trọng bởi không sạch khi ăn sẽ bị rặm. Chỉ dùng nước nóng già vì nước sôi để làm rươi vỡ bụng...
Làm chả rươi phải có thịt ba chỉ ngon, trứng gà (vịt), lá lốt, hành hoa, thì là, lá gừng, hạt tiêu, mì chính, nước mắm ngon. Đặc biệt phải có vỏ quýt, nếu không sẽ mất đi mùi vị đặc trưng của chả rươi. Tất cả cho vào âu dùng đũa đánh nhuyễn càng lâu càng ngon.
Việc rán rươi mỗi nơi mỗi khác, nhưng muốn ngon người ta dùng nồi hấp lót lá lốt sau đó cho từng muôi rươi vào hấp. Khi rươi chín đều đóng bánh mới cho vào chảo mỡ nóng già, đun nhỏ lửa, đợi bánh ngả màu vàng cánh gián mới vớt ra. Món chả rươi chỉ ngon khi có lớp áo chả vàng ruộm mà bên trong ruột chả vẫn mềm, ngọt đậm, bánh chả tỏa hương thơm ngào ngạt, mùi hương đứng cách xa cũng cảm nhận được.
Nhón tay bẻ miếng chả rươi nóng hổi, đặt vào giữa màu xanh non tơ của lá rau diếp, rau thơm cùng lọn bún trắng ngần cuộn lại rồi chấm vào bát nước mắm có tỏi ớt chỉ thiên bằm nhuyễn, thêm chút đường, mì chính, chanh tươi... và vài giọt tinh dầu cà cuống mùa gặt đã nghe từ đầu lưỡi vị ngầy ngậy đậm đà của sắc đỏ phù sa, mùi thơm thơm nồng nàn của cây lá vườn nhà... Thêm vài chén rượu nếp cái hoa vàng chưng cất thủ công ủ hũ sành nút lá chuối khô để lâu với vài người bạn tâm giao trong một buổi chiều thu đáng nhớ, quả thật không gì thú bằng.
Du lịch, GO! - Theo Đức Ngôn, Kim Oanh (TTO), internet
Rươi là con “sâu đất”, thân mềm, có nhiều lông tơ nhỏ, dài 7-10cm, màu xanh, nâu hoặc đỏ. Rươi xuất hiện vào dịp cuối thu, đầu đông tại các vùng đất bãi nơi cửa sông nước lợ ở Hải Phòng, Thái Bình, Hải Dương, Nam Định... Rươi có giá trị dinh dưỡng cao, dùng để chế biến nhiều món ăn đặc biệt như chả rươi, mắm rươi, rươi xào củ niễng...
Trên phố cổ Hà Nội giờ còn phố Hàng Rươi, dấu ấn một thời chốn kẻ chợ theo những mùa rươi về. Giờ người ta không bán rươi ở đó nhưng mỗi cuối thu se lạnh, người Hà Nội lại cố ăn ít nhất một bữa chả rươi cho thỏa nỗi nhớ. Muốn thưởng thức món chả rươi Hà thành, bạn có thể lên phố Hàng Lược, Chả Cá, Gia Ngư - có nơi bán rươi quanh năm. Nhưng để được ăn đúng món rươi tươi chính vụ nên tìm tới địa điểm đó khi mùa rươi về.
Rươi không ai nuôi được, ngày thường có vác mai đào xới tung cả vùng đồng triều ngập lợ cũng chẳng tìm nổi một con. Nhưng “tháng chín đôi mươi, tháng mười mùng 5”, lúc bầu trời mây vần vũ như sà xuống thấp, những cánh diều mỏng dính chấp chới dắt díu những hạt mưa lất phất (người quê tôi gọi là mưa mở lỗ rươi), cả vùng bãi triều ngập trong màn nước phù sa nâu nhạt trở thành những ruộng rươi mênh mang. Heo may cứ thổi, mưa cứ rơi, ai đó cứ thở than “Kẻ ăn rươi, người chịu bão” bởi cái sự đau ê ẩm của thân mình, thì vùng ruộng rươi vẫn đông như trẩy hội.
Cũng thật lạ, không hiểu từ đâu những con vật thân nửa giun, nửa rết cứ đùn đùn từ lòng đất chui lên rồi kết lại thành đoàn, trôi dạt theo dòng nước chảy. Người đi vớt rươi chỉ cần dùng lưới, vợt bằng vải màu hay rá rổ, thậm chí gàu tát nước đơm chỗ cửa nước chảy là vớt được rươi.
Những thúng rươi ngon nhất ở các vùng châu thổ sông Hồng được đem lên Hà Nội bán cho các nhà hàng đặc sản. Loại ngon vừa đem về bán ở các chợ quê. Loài thủy sinh này còn lạ lùng hơn vì dẫu đang nổi lên đàn đàn lũ lũ đấy nhưng chỉ cần gặp một trận mưa thì chỉ sau vài giờ đã biến mất sạch (người dân quê gọi ấy là những trận mưa lấp lỗ rươi).
Để làm chả rươi ngon phải lựa những con còn tươi, có màu xanh nhạt, những con chuyển màu đen hay đỏ đều là con ươn, ăn không ngon. Rươi mua về cho vào nước nóng già để “làm lông”. Lấy đũa khuấy đều cho lông rươi và những rác bẩn rụng hết, sau đó giội qua nước lạnh cho sạch đất. “Làm lông” rươi rất quan trọng bởi không sạch khi ăn sẽ bị rặm. Chỉ dùng nước nóng già vì nước sôi để làm rươi vỡ bụng...
Làm chả rươi phải có thịt ba chỉ ngon, trứng gà (vịt), lá lốt, hành hoa, thì là, lá gừng, hạt tiêu, mì chính, nước mắm ngon. Đặc biệt phải có vỏ quýt, nếu không sẽ mất đi mùi vị đặc trưng của chả rươi. Tất cả cho vào âu dùng đũa đánh nhuyễn càng lâu càng ngon.
Việc rán rươi mỗi nơi mỗi khác, nhưng muốn ngon người ta dùng nồi hấp lót lá lốt sau đó cho từng muôi rươi vào hấp. Khi rươi chín đều đóng bánh mới cho vào chảo mỡ nóng già, đun nhỏ lửa, đợi bánh ngả màu vàng cánh gián mới vớt ra. Món chả rươi chỉ ngon khi có lớp áo chả vàng ruộm mà bên trong ruột chả vẫn mềm, ngọt đậm, bánh chả tỏa hương thơm ngào ngạt, mùi hương đứng cách xa cũng cảm nhận được.
Nhón tay bẻ miếng chả rươi nóng hổi, đặt vào giữa màu xanh non tơ của lá rau diếp, rau thơm cùng lọn bún trắng ngần cuộn lại rồi chấm vào bát nước mắm có tỏi ớt chỉ thiên bằm nhuyễn, thêm chút đường, mì chính, chanh tươi... và vài giọt tinh dầu cà cuống mùa gặt đã nghe từ đầu lưỡi vị ngầy ngậy đậm đà của sắc đỏ phù sa, mùi thơm thơm nồng nàn của cây lá vườn nhà... Thêm vài chén rượu nếp cái hoa vàng chưng cất thủ công ủ hũ sành nút lá chuối khô để lâu với vài người bạn tâm giao trong một buổi chiều thu đáng nhớ, quả thật không gì thú bằng.
Du lịch, GO! - Theo Đức Ngôn, Kim Oanh (TTO), internet
Tháp Bà Nha Trang
Cùng với các quần thể tháp Chămpa còn lại dọc miền Trung, tháp bà Po Nagar (còn gọi là tháp Thiên Y Thánh Mẫu Ana hoặc tháp Bà Nha Trang) là một công trình kiến trúc độc đáo nằm trên đỉnh ngọn đồi nhỏ bên cửa sông Cái thuộc xóm Bóng, phường Vĩnh Phước, TP.Nha Trang (Khánh Hòa).
Có khá nhiều huyền thoại về sự xây dựng và hình thành nên di tích văn hóa cổ xưa và độc đáo này. Không những thế, tháp Po Nagar lại nằm ở vị trí cao, quay mặt hướng cầu Bóng nhìn ra biển thơ mộng nên mỗi khi du khách đến tham quan phố biển Nha Trang thường khó lòng bỏ qua.
Cụm di tích này được xây vào khoảng thế kỷ thứ 8, trong đó ngọn tháp lớn nhất cao khoảng 23 m. Tương truyền rằng, Thiên Y Thánh Mẫu Ana là vị nữ thần được tạo nên bởi áng mây và bọt biển, người tạo dựng ra trái đất, sản sinh nhiều gỗ quý, cây cối và lúa gạo được người dân tôn kính thờ cúng.
Qua thời gian, tổng thể cụm kiến trúc của Po Nagar còn lại gồm 3 tầng từ dưới lên trên. Tuy nhiên tầng thấp nhất được xem là cổng ngôi tháp nay không còn nữa, chỉ còn những bậc thang bằng đá dẫn lên tầng giữa. Tầng giữa hiện chỉ còn mỗi bên 5 cột lớn xây bằng gạch và 12 cột nhỏ thấp hơn cùng trụ trên một nền bằng gạch cao khoảng hơn 1 m. Tại đây, có một lối bậc thang bằng gạch dẫn lên tầng trên cùng. Tầng thượng có 2 dãy tháp được bao quanh bởi 4 bức tường đá. Dãy tháp phía trước có 3 ngôi, trong đó ngôi tháp thờ chính cao nhất còn gọi là tháp bà Po Nagar với những đường nét điêu khắc độc đáo, dãy phía sau hiện chỉ còn 1 ngôi.
Cả 4 tháp được xây dựng bằng gạch với những trang trí nghệ thuật bằng các chất liệu đá - gốm theo kiến trúc của người Chăm, quay về hướng đông, trên tháp có nhiều hoa văn và phù điêu. Hiện nay, tại đây còn lưu lại nhiều hiện vật, bia ký cổ nhất của người Chăm, điều đó thể hiện được sự gắn liền giữa di tích với các vị thần được thờ ở đây.
Như đúng hẹn, cứ đến ngày 22.3 âm lịch hằng năm, lễ hội Tháp Bà Nha Trang lại được tổ chức. Trong lễ hội này, những nghi lễ truyền thống được tổ chức trang trọng. Riêng phần hội, cả người Chăm và người Kinh cùng các đoàn khách mời từ các tỉnh khác về đây tổ chức sinh hoạt vui vẻ, đặc biệt là qua các điệu múa Chăm giàu bản sắc, thu hút sự chú ý của nhiều người dân địa phương và khách du lịch.
Thời tiết ở thành phố biển Nha Trang đẹp, vì vậy du khách có thể đến thăm tháp bà Po Nagar bất cứ thời điểm nào trong năm cũng phù hợp. Đến đây, ngoài tham quan du lịch thưởng ngoạn cảnh đẹp trời biển, du khách còn tận mắt chiêm ngưỡng một cụm di tích xưa vẫn còn lưu lại nhiều nét độc đáo. Chính những di tích này đã góp phần đưa nghệ thuật kiến trúc Chăm có một vị trí xứng đáng trong kho tàng di sản văn hóa Việt Nam nói riêng và nhân loại nói chung.
Du lịch, GO! - Theo Đào Tấn Trực (Thanhnien), internet
Có khá nhiều huyền thoại về sự xây dựng và hình thành nên di tích văn hóa cổ xưa và độc đáo này. Không những thế, tháp Po Nagar lại nằm ở vị trí cao, quay mặt hướng cầu Bóng nhìn ra biển thơ mộng nên mỗi khi du khách đến tham quan phố biển Nha Trang thường khó lòng bỏ qua.
Cụm di tích này được xây vào khoảng thế kỷ thứ 8, trong đó ngọn tháp lớn nhất cao khoảng 23 m. Tương truyền rằng, Thiên Y Thánh Mẫu Ana là vị nữ thần được tạo nên bởi áng mây và bọt biển, người tạo dựng ra trái đất, sản sinh nhiều gỗ quý, cây cối và lúa gạo được người dân tôn kính thờ cúng.
Qua thời gian, tổng thể cụm kiến trúc của Po Nagar còn lại gồm 3 tầng từ dưới lên trên. Tuy nhiên tầng thấp nhất được xem là cổng ngôi tháp nay không còn nữa, chỉ còn những bậc thang bằng đá dẫn lên tầng giữa. Tầng giữa hiện chỉ còn mỗi bên 5 cột lớn xây bằng gạch và 12 cột nhỏ thấp hơn cùng trụ trên một nền bằng gạch cao khoảng hơn 1 m. Tại đây, có một lối bậc thang bằng gạch dẫn lên tầng trên cùng. Tầng thượng có 2 dãy tháp được bao quanh bởi 4 bức tường đá. Dãy tháp phía trước có 3 ngôi, trong đó ngôi tháp thờ chính cao nhất còn gọi là tháp bà Po Nagar với những đường nét điêu khắc độc đáo, dãy phía sau hiện chỉ còn 1 ngôi.
Cả 4 tháp được xây dựng bằng gạch với những trang trí nghệ thuật bằng các chất liệu đá - gốm theo kiến trúc của người Chăm, quay về hướng đông, trên tháp có nhiều hoa văn và phù điêu. Hiện nay, tại đây còn lưu lại nhiều hiện vật, bia ký cổ nhất của người Chăm, điều đó thể hiện được sự gắn liền giữa di tích với các vị thần được thờ ở đây.
Như đúng hẹn, cứ đến ngày 22.3 âm lịch hằng năm, lễ hội Tháp Bà Nha Trang lại được tổ chức. Trong lễ hội này, những nghi lễ truyền thống được tổ chức trang trọng. Riêng phần hội, cả người Chăm và người Kinh cùng các đoàn khách mời từ các tỉnh khác về đây tổ chức sinh hoạt vui vẻ, đặc biệt là qua các điệu múa Chăm giàu bản sắc, thu hút sự chú ý của nhiều người dân địa phương và khách du lịch.
Thời tiết ở thành phố biển Nha Trang đẹp, vì vậy du khách có thể đến thăm tháp bà Po Nagar bất cứ thời điểm nào trong năm cũng phù hợp. Đến đây, ngoài tham quan du lịch thưởng ngoạn cảnh đẹp trời biển, du khách còn tận mắt chiêm ngưỡng một cụm di tích xưa vẫn còn lưu lại nhiều nét độc đáo. Chính những di tích này đã góp phần đưa nghệ thuật kiến trúc Chăm có một vị trí xứng đáng trong kho tàng di sản văn hóa Việt Nam nói riêng và nhân loại nói chung.
Du lịch, GO! - Theo Đào Tấn Trực (Thanhnien), internet
Xuồng ba lá: văn hoá sông nước Nam Bộ
Qua các làng quê vùng sông nước Nam bộ, ở đâu cũng thấy xuồng ba lá trên dọc ngang kênh rạch. Nam bộ được mệnh danh là xứ sở của những dòng sông, nơi có khoảng 54.000 km chiều dài sông, rạch. Chính vì sông rạch nhiều không kém đường xá nên từ nhiều đời nay, phương tiện chủ yếu để đi lại, làm ăn của người dân vùng sông nước Cửu Long Giang là ghe xuồng, mà chiếc xuồng ba lá mang nét đặc trưng rất độc đáo. Cư ngụ giữa vùng sông nước, dù nhà nghèo ít nhất cũng có một chiếc xuồng ba lá.
Xuồng ba lá được coi là phương tiện mang tính văn minh sông nước ở một vùng phù sa trẻ, xứ ruộng sình kinh ngập, mùa mưa lũ kéo dài tới 6 tháng mỗi năm.
Xưa, vùng đất sình lầy quanh năm ngập nước này đường bộ rất ít, kênh rạch thì dọc ngang. Kênh rạch đi vào tận trước cửa mỗi nhà. Mùa lũ và những đợt triều cường càng khó khăn cho người dân đi lại. Người dân vùng Đồng Tháp Mười còn nhớ câu hò quen thuộc:
Dẫu xuồng ba lá lênh đênh/ Cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó đi/ Anh ơi chớ ngại ngần chi/ Ngồi xuồng ba lá giữa kỳ nước lên.
Nơi đây, tại các vùng làm ăn, cư trú, sinh hoạt của người dân hầu như quanh năm sình lầy, ngập nước, đường bộ khó bồi đắp và hiếm hoi, chỉ có xuồng ba lá làm phương tiện đi lại hữu dụng, phổ biến ở mọi vùng quê.
Từ nhà ra vườn cũng phải đi bằng xuồng. Hàng xóm đến với nhau cũng bằng xuồng. Ở những làng quê nghèo, thông dụng nhất vẫn là xuồng ba lá. Người ta gọi xuồng ba lá là đôi chân của người dân vùng sông nước Nam bộ. Và cũng như thế, còn gọi là " đi bằng tay ", chỉ cần hai tay chèo xuồng là đi gần đi xa đều có xuồng nâng bước. Có những chàng trai, cô gái miệt vườn siêu nghệ, chỉ cần ngồi trên xuồng dùng hai bàn chân chèo xuồng ba lá, cho xuồng lướt nhẹ trên dòng nước trong xanh và thơ mộng. Nhà ai không sắm được xuồng ba lá, cứ như bị cột chân. Nghèo đến mấy, tối thiểu trong nhà cũng phải sắm được một chiếc xuồng ba lá.
Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, công lao của chiếc xuồng ba lá thật khó kể hết. Xuồng chở quân lương, vũ khí. Xuồng đưa bộ đội, du kích qua sông.
Nhiều đoàn quân tác chiến trên kênh rạch chỉ có thể nhờ dân giúp đỡ mới hành quân được – như thế gọi là hành quân đường xuồng. Xuồng còn nhẹ nhàng khoả sóng trong đêm, đưa đặc công, trinh sát tiếp cận đánh đồn địch, len lỏi đến mọi rừng tràm, xẻo đước, rạch nhỏ đều luồn lách đưa du kích và quân giải phóng đi đánh đồn địch. Xuồng ba lá giấu lực lượng, giấu cán bộ trong đám lục bình trên sông. Đi biểu tình, đấu tranh, địch vận, tiếp đạn, chở quân lương cũng bằng xuồng ba lá...
Xuồng ba lá nguyên gốc ban đầu, theo chiều dọc chiếc xuồng, được đóng bằng ba mảnh ván phẳng, đẹp và chắc. Một mảnh rộng (to bản) hơn được dùng làm đáy xuồng, hay còn gọi là lồng xuồng. Hai mảnh hai bên làm mạn xuồng, địa phương gọi là be xuồng. Thế là ba lá. Có một nhà thơ đã viết: Chiếc xuồng ba lá quê ta/ Mảnh mai như chiếc lá đa giữa dòng/Liềm trăng sông nước cong cong/ Nhỏ nhoi mà vẫn ngược dòng lũ dâng…Riết rồi, theo bao thời cuộc và năm tháng, gỗ rừng ngày càng khan hiếm và đắt đỏ, người đóng xuồng ba lá buộc phải nghĩ cách ghép nhiều mảnh ván lại, mới đóng được chiếc xuồng, cũng vẫn gọi xuồng ba lá. Công nghệ cao hiện nay, người ta còn làm ra xuồng bằng các loại vật liệu hợp kim và vật liệu hợp chất phi kim loại. Gần đây đã thấy trên kênh rạch có khá nhiều xuồng làm bằng vật liệu compozite.
Tuy làm bằng nhiều cách thức khác nhau, tác dụng của chiếc xuồng ba lá đối với người dân vùng sông nước Nam bộ vẫn nguyên giá trị, vẫn là truyền thống được kế thừa, vẫn giữ được nét độc đáo trong làm ăn và sinh hoạt của người dân nơi đây.
Có một tờ báo đăng ảnh chiếc thuyền thúng trên sông, lại chú thích: " Trên sông nước Nam bộ ". Như thế là nhầm lẫn với vùng ven biển miền Trung rồi. Nam bộ chỉ dùng xuồng ba lá, xuồng năm lá, không ai dùng thuyền thúng.
Nhiều người vẫn nhớ câu ca được cải biên từ một điệu lý:
... Nhà anh cách nhà em hai kinh một rạch / Anh ngó thấy em tóc dài buông hờ bà ba tím / Anh nghèo chưa sắm xuồng ba lá / Chẳng đành lội kinh dính sình sang bển gặp em / Thì mai anh sang nhà Năm Cua mượn xuồng ba lá / Đêm trăng hai đứa mình ... hò ơ .. mới thực đêm trăng...
Nay khắp vùng đồng bằng châu thổ Cửu Long Giang đã mở mang nhiều tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ, liên thôn, liên xã. Dọc theo hai bên bờ kênh nay cũng đường bộ, cầu bê tông, xe honđa, xe đạp chạy vèo vèo. Thế nhưng, trên kênh rạch, nhất là các bến đò, chợ nổi vẫn không thể vắng bóng xuồng ba lá.
Du khách mọi miền đất nước và cả khách du lịch nước ngoài về với miền Tây Nam bộ có nhiều người muốn ngồi trên xuồng ba lá đi du ngoạn trên dòng kênh thanh bình, khỏa tay xuống dòng nước mát lành, hoặc trong đêm miệt vườn ngắm trăng soi dòng kênh lấp lánh.
Khu du lịch Phù Sa (thành phố Cần Thơ) có dòng kênh dành cho du khách bơi xuồng ba lá, rất được du khách ưu chuộng. Hữu dụng là thế, thơ mộng là thế, đậm sắc miền quê là chiếc xuồng ba lá khắp các vùng Nam bộ. Một nét quê hương ai cũng lắng đọng nhớ thương, ai đi xa cũng nhớ về.
Du lịch, GO! - Theo Cuocsongviet, ảnh internet
Xuồng ba lá được coi là phương tiện mang tính văn minh sông nước ở một vùng phù sa trẻ, xứ ruộng sình kinh ngập, mùa mưa lũ kéo dài tới 6 tháng mỗi năm.
Xưa, vùng đất sình lầy quanh năm ngập nước này đường bộ rất ít, kênh rạch thì dọc ngang. Kênh rạch đi vào tận trước cửa mỗi nhà. Mùa lũ và những đợt triều cường càng khó khăn cho người dân đi lại. Người dân vùng Đồng Tháp Mười còn nhớ câu hò quen thuộc:
Dẫu xuồng ba lá lênh đênh/ Cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó đi/ Anh ơi chớ ngại ngần chi/ Ngồi xuồng ba lá giữa kỳ nước lên.
Nơi đây, tại các vùng làm ăn, cư trú, sinh hoạt của người dân hầu như quanh năm sình lầy, ngập nước, đường bộ khó bồi đắp và hiếm hoi, chỉ có xuồng ba lá làm phương tiện đi lại hữu dụng, phổ biến ở mọi vùng quê.
Từ nhà ra vườn cũng phải đi bằng xuồng. Hàng xóm đến với nhau cũng bằng xuồng. Ở những làng quê nghèo, thông dụng nhất vẫn là xuồng ba lá. Người ta gọi xuồng ba lá là đôi chân của người dân vùng sông nước Nam bộ. Và cũng như thế, còn gọi là " đi bằng tay ", chỉ cần hai tay chèo xuồng là đi gần đi xa đều có xuồng nâng bước. Có những chàng trai, cô gái miệt vườn siêu nghệ, chỉ cần ngồi trên xuồng dùng hai bàn chân chèo xuồng ba lá, cho xuồng lướt nhẹ trên dòng nước trong xanh và thơ mộng. Nhà ai không sắm được xuồng ba lá, cứ như bị cột chân. Nghèo đến mấy, tối thiểu trong nhà cũng phải sắm được một chiếc xuồng ba lá.
Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, công lao của chiếc xuồng ba lá thật khó kể hết. Xuồng chở quân lương, vũ khí. Xuồng đưa bộ đội, du kích qua sông.
Nhiều đoàn quân tác chiến trên kênh rạch chỉ có thể nhờ dân giúp đỡ mới hành quân được – như thế gọi là hành quân đường xuồng. Xuồng còn nhẹ nhàng khoả sóng trong đêm, đưa đặc công, trinh sát tiếp cận đánh đồn địch, len lỏi đến mọi rừng tràm, xẻo đước, rạch nhỏ đều luồn lách đưa du kích và quân giải phóng đi đánh đồn địch. Xuồng ba lá giấu lực lượng, giấu cán bộ trong đám lục bình trên sông. Đi biểu tình, đấu tranh, địch vận, tiếp đạn, chở quân lương cũng bằng xuồng ba lá...
Xuồng ba lá nguyên gốc ban đầu, theo chiều dọc chiếc xuồng, được đóng bằng ba mảnh ván phẳng, đẹp và chắc. Một mảnh rộng (to bản) hơn được dùng làm đáy xuồng, hay còn gọi là lồng xuồng. Hai mảnh hai bên làm mạn xuồng, địa phương gọi là be xuồng. Thế là ba lá. Có một nhà thơ đã viết: Chiếc xuồng ba lá quê ta/ Mảnh mai như chiếc lá đa giữa dòng/Liềm trăng sông nước cong cong/ Nhỏ nhoi mà vẫn ngược dòng lũ dâng…Riết rồi, theo bao thời cuộc và năm tháng, gỗ rừng ngày càng khan hiếm và đắt đỏ, người đóng xuồng ba lá buộc phải nghĩ cách ghép nhiều mảnh ván lại, mới đóng được chiếc xuồng, cũng vẫn gọi xuồng ba lá. Công nghệ cao hiện nay, người ta còn làm ra xuồng bằng các loại vật liệu hợp kim và vật liệu hợp chất phi kim loại. Gần đây đã thấy trên kênh rạch có khá nhiều xuồng làm bằng vật liệu compozite.
Tuy làm bằng nhiều cách thức khác nhau, tác dụng của chiếc xuồng ba lá đối với người dân vùng sông nước Nam bộ vẫn nguyên giá trị, vẫn là truyền thống được kế thừa, vẫn giữ được nét độc đáo trong làm ăn và sinh hoạt của người dân nơi đây.
Có một tờ báo đăng ảnh chiếc thuyền thúng trên sông, lại chú thích: " Trên sông nước Nam bộ ". Như thế là nhầm lẫn với vùng ven biển miền Trung rồi. Nam bộ chỉ dùng xuồng ba lá, xuồng năm lá, không ai dùng thuyền thúng.
Nhiều người vẫn nhớ câu ca được cải biên từ một điệu lý:
... Nhà anh cách nhà em hai kinh một rạch / Anh ngó thấy em tóc dài buông hờ bà ba tím / Anh nghèo chưa sắm xuồng ba lá / Chẳng đành lội kinh dính sình sang bển gặp em / Thì mai anh sang nhà Năm Cua mượn xuồng ba lá / Đêm trăng hai đứa mình ... hò ơ .. mới thực đêm trăng...
Nay khắp vùng đồng bằng châu thổ Cửu Long Giang đã mở mang nhiều tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ, liên thôn, liên xã. Dọc theo hai bên bờ kênh nay cũng đường bộ, cầu bê tông, xe honđa, xe đạp chạy vèo vèo. Thế nhưng, trên kênh rạch, nhất là các bến đò, chợ nổi vẫn không thể vắng bóng xuồng ba lá.
Du khách mọi miền đất nước và cả khách du lịch nước ngoài về với miền Tây Nam bộ có nhiều người muốn ngồi trên xuồng ba lá đi du ngoạn trên dòng kênh thanh bình, khỏa tay xuống dòng nước mát lành, hoặc trong đêm miệt vườn ngắm trăng soi dòng kênh lấp lánh.
Khu du lịch Phù Sa (thành phố Cần Thơ) có dòng kênh dành cho du khách bơi xuồng ba lá, rất được du khách ưu chuộng. Hữu dụng là thế, thơ mộng là thế, đậm sắc miền quê là chiếc xuồng ba lá khắp các vùng Nam bộ. Một nét quê hương ai cũng lắng đọng nhớ thương, ai đi xa cũng nhớ về.
Du lịch, GO! - Theo Cuocsongviet, ảnh internet
Từ Vạn Giã: gió biển, mưa dầm lên Đạ Sar (P13)
(Tiếp theo)
Hòn Bà là một khu rừng nguyên sinh độ cao 1.574m mang khí hậu của vùng ôn đới thuộc huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa, cách thành phố Nha Trang 57km về phía Tây Nam.
< Rời Hồ Suối Dầu, bọn mình bắt đầu vào con đường xuyên rừng, quanh co và nhiều dốc dựng hướng lên đỉnh Hòn Bà. Những đoạn khởi đầu này, người dân trồng chuối, rất nhiều chuối hay bên đường - thậm chí có khi... cả đồi chuối. Lúc này nắng đã gắt nên khá nóng...
< Tuy nhiên, khi đường chen vào rừng và các tán cây thì mát ngay, cọc kilômét bên đường báo còn 31 cây số nữa đến đỉnh Hòn Bà.
Suốt chặng đường lên Hòn Bà cảnh quan thay đổi liên tục từ rừng trồng của dân, rừng đại ngàn, rừng lồ ô rồi tới rừng lá kim. Vượt qua hai con dốc sẽ gặp con đường bằng bám theo vách núi là nơi mặc sức cho dương xỉ và phong lan chen mọc trong sương, giữa trùng trùng cỏ xanh.
< Bắt đầu tới đoạn đường chạy ven suối. Đây là con suối bắt nguồn từ rừng nguyên sinh Hòn Bà thuộc huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa.
Lên tới độ cao 300m, khách có thể dừng chân tại Khu Du lịch Suối Nguồn, ngồi thưởng thức gà rừng nướng đượm hương thơm, nghe suối reo róc rách... rồi chuần bị leo tiếp lên độ cao 1500m.
< Một căn chòi lá phía trước, ngay góc cua. Có lẽ của thợ rừng hay người canh vườn... nhưng không bóng người. Nếu gặp mưa thì chòi này sẽ phát huy tác dụng tốt đây.
< Không ai trồng nhưng chuối vẫn mọc lưa thưa ven đường, nghe nói chuối này là chuối tiêu.
< Thêm một căn chòi khác bên phải con dốc dài, cũng không có ai.
< Nét đặc biệt đầu tiên của cung đường lên Hòn Bà là từ suối Dầu lên đỉnh dài 36 km thì trong đó có hơn 19 km với hai bên đều là rừng và suối. Phía trái con đường mình chạy vẫn là dòng suối đấy, cách đường chừng vài mươi mét thôi.
< Rồi mình gặp ngã 3: nhánh rẽ đầu tiên và rõ ràng nhất để ra dòng suối, xe gắn máy có thể chạy ra tận nơi dù chỉ là đường đất, gồ ghề. Bạn xem vị trí tại đây.
Ở độ cao 500m, hai bên đường là những rừng chuối tiêu phủ kín, những cây sầu riêng ẩn trong vòm lá. Phóng mắt về phía xa là cả thành phố Nha Trang xinh đẹp. Càng lên cao càng thú vị, một cảm giác lạnh ngắt rồi lại mát đến bất ngờ, hóa ra đôi khi khách vừa đi xuyên qua một đám mây mờ ảo.
< Suối Đá Giăng bắt nguồn từ Hòn Bà chảy xuống rồi theo nhánh phía trước mặt dẫn ra hồ Suối Dầu mênh mông.
Suối Đá Giăng uốn lượn theo triền núi với những dải đá lô nhô, đủ hình dạng và kích cỡ, nằm khoe mình giữa dòng nước hoặc rải rác ven bờ. Có lẽ vì vậy nên dân địa phương đặt tên cho suối là Đá Giăng.
< Mé trong, nơi phần lõm vào thật êm đềm, tĩnh lặng...
Thiên nhiên thật ưu đãi khi tạo cho nơi đây những hồ chứa nước và nhiều con suối nhỏ với cảnh quan kỳ thú. Càng lên trên, ngọn thác càng hùng vĩ với dòng nước chảy xiết, tạo thành những thác nước nhỏ, trắng xóa. Đến đây, ngoài tận hưởng không khí trong lành, du khách có thể bày thức ăn và nhâm nhi thưởng thức hoặc ngồi thư giãn trên những tảng đá lớn, dưới bóng cây ven bờ, ngâm đôi chân trần dưới dòng suối mát lạnh...
< Còn phía ngoài những nền đá lớn là dòng nước cuộn, trong veo và mát lạnh.
Đá tại đây tạo ra nhiều lõm đá tròn, nước xoáy trông như bồn tắm massage: ghé đây mà không tắm thì... phí cả đời đấy!
< Hả hê với Đá Giăng một hồi rồi thì đi, chạy thêm vài kilomet nữa thì thấy trạm kiểm lâm. Không có ai nên mình lách vào lề chạy qua luôn.
Sau thời điểm này vài ngày thì các anh KL sẽ kiểm tra gắt vì nhiều người tứ xứ đổ về đây tìm trầm do nghe tin đồn là có người trúng đậm.
< Đường vẫn quanh co, thi thoảng lại nghe tiếng rì rào của dòng suối mé trái.
Dừng chân nghỉ ở độ cao 800-900m, đứng trên lưng chừng núi, người lữ khách sẽ thấy cả một vùng đất Cam Lâm ngút ngàn xanh. Vạt rừng nguyên sinh với bạt ngàn cây cao xòa kín phía trên, những đám sương mù vướng vào thân cây lơ lửng trên sườn núi. 1500m là độ cao lý tưởng (tương đương Đà Lạt) mà khi đặt chân tới đỉnh Hòn Bà, du khách sẽ thấy như khoẻ lên và thanh tĩnh đến nhẹ nhàng.
< Lại dừng xe vì không thể cưỡng lại sự hút hồn của suối Đá Gi ăng dù bọn mình vừa vùng vẫy đoạn dưới.
Nghe nói tại suối Đá Giăng có nhiều phiến đá dốc và trơn nên các bạn trẻ ưa mạo hiểm thường chơi trò trượt thác. Từng nhóm có thể để mặc cho dòng nước đẩy xuống hốc nước nhỏ bên dưới phủ đầy rêu mà không sợ bị va vào vách đá.
Xem ra trò này giống như tại thác Trượt (Tà Pứa).
< Chỉ tội nghiệp nàng Win, cứ mãi trông ngóng và chực chờ phía ven đường.
< Đi nhiều, gặp suối cũng lắm nhưng suối Đá Giăng đúng là nơi hoàn hảo! Bọn mình có thể ngồi đây nhìn ngắm hàng giờ, thậm chí hàng buổi vẫn không thấy chán.
Vậy nhưng thời gian eo hẹp nên đành phải đi...
< Tiếng xe của mình phá tan sự tĩnh mịch khi leo những con dốc, vòng vo...
Có thể khi chưa chạm chân đến Hòn Bà, mọi người sẽ băn khoăn cho rằng có gì phải lên tận đỉnh núi kia? Mà thật ra thì chẳng có gì ngoài núi, mây và cỏ cây. Nhưng chỉ khi đến tận cùng mới òa vỡ niềm vui trong cơn mưa núi, trong cơn lạnh se sắc dẫu Nha Trang đang trong mùa nắng hạ.
< Bảng cao độ 100m, 200m, 500m... thi thoảng xuất hiện ven đường - tiết trời dần mát hơn.
< Triền núi bên kia mù sương, bên này nắng nhẹ. Thảm thực vật đã thay đổi: rõ ràng nhất là không còn thấy các rừng chuối nữa.
< Hiếm hoi lắm mới gặp một người địa phương: anh đang chở mây vừa khai thác trên rừng.
Vậy nhưng Hòn Bà đã được quy hoạch thành khu bảo tồn thiên nhiên rộng khoảng 20.000ha. Trong đó, có khoảng 1/2 diện tích được bảo vệ nghiêm ngặt. Do vậy, lên cao hơn nữa sẽ không còn thấy nhà cửa hay bất cứ người dân nào.
< Xe trả số 2 để lên những con dốc cao ngất, rất vòng vo.
Hòn Bà mang dấu ấn của lịch sử, nơi 90 năm về trước, bác sĩ Alexandre Yersin (1863 - 1943) đã dừng ngựa dưới chân ngọn núi và mở ra con đường lên đỉnh Hòn Bà. Trên đỉnh núi hiện còn ngôi nhà cổ của bác sĩ Alexandre Yersin, nơi ông đã dành trọn tuổi trẻ của mình để làm việc, khám phá ra Đà Lạt, lập trạm quan trắc, nghiên cứu khoa học cũng như nhiều loại thuốc quí...
< Vậy nhưng đây cũng chỉ là phần nhỏ, một bản nhạc dạo đầu...
... Ông còn có công điều tra, phát hiện nhiều loài thực vật quí hiếm tại Hòn Bà như Trương hùng, chè Hòn Bà...
< Thi thoảng có những dãi mở rộng để xe tránh nhau. Vậy nhưng 4 bánh chạy hai luồng phẻ.
Trước năm 2000, đỉnh Hòn Bà vẫn là chốn hoang vu không dấu chân người ngoại trừ kiểm lâm. Mãi đến năm 2001, nghĩa là sau 58 năm bị lãng quên, tỉnh Khánh Hòa mới quyết định đầu tư 82 tỉ đồng, và đến năm 2004 thì con đường dài 37km từ xã Suối Cát, huyện Cam Lâm, Khánh Hòa lượn vòng theo suối Đá Giăng hoàn thành.
< Đường lên Hòn Bà có một 'điểm vàng' để chộp ảnh với các đường cua vòng vo. Bọn mình liên tục dừng để tìm và chụp, nhưng không phải chổ này...
< Vậy là lại chạy, các bãng độ cao cũng tăng dần đến 1000m - Lý trình 28km=540...
< ... thì dừng xe và bắt được 'con rắn' này. Có thể chưa phải là điểm lý tưởng nhưng tạm vậy, khung cảnh lý tưởng hơn có lẽ phải leo trèo hay... phi thân.
< Nơi mình đứng và 'nửa kia'.
Sau khi mở đường, đỉnh Hòn Bà vẫn chỉ là cây cỏ và phế tích một thời của bác sĩ Yersin khi ông ở trên đỉnh núi này miệt mài nghiên cứu khoa học. Trải qua tám năm, sau những cơn mưa lũ lấp đường, tiếp tục làm lại đường, đến nay con đường lên Hòn Bà dẫu có dăm chỗ bị hư hại bởi thời gian, nhưng là con đường lý tưởng cho một chuyến đi bằng ôtô hoặc xe máy chỉ trong một giờ.
< Còn mé trái thế này đây.
< ... và chiếc Win100.
Hòn Bà bây giờ khác rồi, đó là cảm giác ấm áp, kính phục người bác sĩ mang quốc tịch Pháp đã dừng ngựa dưới chân ngọn núi hơn 90 năm về trước, rồi ông thấy gì trong mây vờn và trùng xanh mà quyết định mở đường lên, cho tới nay hậu thế có một điểm đến để chiêm nghiệm và tận hưởng.
Thông tin tường tận về bác sĩ Yersin trên Hòn Bà, mình sẽ đề cập trong phần sau nhé.
< Lúc ni trời khi nắng, khi u - xem giờ đã là 10h30, vậy là lấy luôn 2 ổ bánh mì đem theo thanh toán luôn cùng hộp phô mai đầu bò: thêm năng lượng, thêm sức lực để cùng tiến!
< Cao độ 1200m rồi, vẫn không thấy lạnh mà chỉ mát.
< Mờ ảo với tí sương mù, nhưng chóng tan.
< Qua con dốc cuối cùng thì đến đỉnh Hòn Bà. Nói là 'đỉnh' vì nơi đây hết đường, cũng là khu du lịch và trạm kiểm lâm. Còn muốn lên đỉnh Hòn Bà thật, phải cuốc bộ theo lối mòn, vách dựng thêm vài cây số nữa.
Còn tiếp
Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6 - Phần 7 - Phần 8 - Phần 9 - Phần 10 - Phần 11 - Phần 12 - Phần 13 - Phần 14 - Phần 15 - Phần 16
Điền Gia Dũng - Du lịch, GO!
Hòn Bà là một khu rừng nguyên sinh độ cao 1.574m mang khí hậu của vùng ôn đới thuộc huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa, cách thành phố Nha Trang 57km về phía Tây Nam.
< Rời Hồ Suối Dầu, bọn mình bắt đầu vào con đường xuyên rừng, quanh co và nhiều dốc dựng hướng lên đỉnh Hòn Bà. Những đoạn khởi đầu này, người dân trồng chuối, rất nhiều chuối hay bên đường - thậm chí có khi... cả đồi chuối. Lúc này nắng đã gắt nên khá nóng...
< Tuy nhiên, khi đường chen vào rừng và các tán cây thì mát ngay, cọc kilômét bên đường báo còn 31 cây số nữa đến đỉnh Hòn Bà.
Suốt chặng đường lên Hòn Bà cảnh quan thay đổi liên tục từ rừng trồng của dân, rừng đại ngàn, rừng lồ ô rồi tới rừng lá kim. Vượt qua hai con dốc sẽ gặp con đường bằng bám theo vách núi là nơi mặc sức cho dương xỉ và phong lan chen mọc trong sương, giữa trùng trùng cỏ xanh.
< Bắt đầu tới đoạn đường chạy ven suối. Đây là con suối bắt nguồn từ rừng nguyên sinh Hòn Bà thuộc huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa.
Lên tới độ cao 300m, khách có thể dừng chân tại Khu Du lịch Suối Nguồn, ngồi thưởng thức gà rừng nướng đượm hương thơm, nghe suối reo róc rách... rồi chuần bị leo tiếp lên độ cao 1500m.
< Một căn chòi lá phía trước, ngay góc cua. Có lẽ của thợ rừng hay người canh vườn... nhưng không bóng người. Nếu gặp mưa thì chòi này sẽ phát huy tác dụng tốt đây.
< Không ai trồng nhưng chuối vẫn mọc lưa thưa ven đường, nghe nói chuối này là chuối tiêu.
< Thêm một căn chòi khác bên phải con dốc dài, cũng không có ai.
< Nét đặc biệt đầu tiên của cung đường lên Hòn Bà là từ suối Dầu lên đỉnh dài 36 km thì trong đó có hơn 19 km với hai bên đều là rừng và suối. Phía trái con đường mình chạy vẫn là dòng suối đấy, cách đường chừng vài mươi mét thôi.
< Rồi mình gặp ngã 3: nhánh rẽ đầu tiên và rõ ràng nhất để ra dòng suối, xe gắn máy có thể chạy ra tận nơi dù chỉ là đường đất, gồ ghề. Bạn xem vị trí tại đây.
Ở độ cao 500m, hai bên đường là những rừng chuối tiêu phủ kín, những cây sầu riêng ẩn trong vòm lá. Phóng mắt về phía xa là cả thành phố Nha Trang xinh đẹp. Càng lên cao càng thú vị, một cảm giác lạnh ngắt rồi lại mát đến bất ngờ, hóa ra đôi khi khách vừa đi xuyên qua một đám mây mờ ảo.
< Suối Đá Giăng bắt nguồn từ Hòn Bà chảy xuống rồi theo nhánh phía trước mặt dẫn ra hồ Suối Dầu mênh mông.
Suối Đá Giăng uốn lượn theo triền núi với những dải đá lô nhô, đủ hình dạng và kích cỡ, nằm khoe mình giữa dòng nước hoặc rải rác ven bờ. Có lẽ vì vậy nên dân địa phương đặt tên cho suối là Đá Giăng.
< Mé trong, nơi phần lõm vào thật êm đềm, tĩnh lặng...
Thiên nhiên thật ưu đãi khi tạo cho nơi đây những hồ chứa nước và nhiều con suối nhỏ với cảnh quan kỳ thú. Càng lên trên, ngọn thác càng hùng vĩ với dòng nước chảy xiết, tạo thành những thác nước nhỏ, trắng xóa. Đến đây, ngoài tận hưởng không khí trong lành, du khách có thể bày thức ăn và nhâm nhi thưởng thức hoặc ngồi thư giãn trên những tảng đá lớn, dưới bóng cây ven bờ, ngâm đôi chân trần dưới dòng suối mát lạnh...
< Còn phía ngoài những nền đá lớn là dòng nước cuộn, trong veo và mát lạnh.
Đá tại đây tạo ra nhiều lõm đá tròn, nước xoáy trông như bồn tắm massage: ghé đây mà không tắm thì... phí cả đời đấy!
< Hả hê với Đá Giăng một hồi rồi thì đi, chạy thêm vài kilomet nữa thì thấy trạm kiểm lâm. Không có ai nên mình lách vào lề chạy qua luôn.
Sau thời điểm này vài ngày thì các anh KL sẽ kiểm tra gắt vì nhiều người tứ xứ đổ về đây tìm trầm do nghe tin đồn là có người trúng đậm.
< Đường vẫn quanh co, thi thoảng lại nghe tiếng rì rào của dòng suối mé trái.
Dừng chân nghỉ ở độ cao 800-900m, đứng trên lưng chừng núi, người lữ khách sẽ thấy cả một vùng đất Cam Lâm ngút ngàn xanh. Vạt rừng nguyên sinh với bạt ngàn cây cao xòa kín phía trên, những đám sương mù vướng vào thân cây lơ lửng trên sườn núi. 1500m là độ cao lý tưởng (tương đương Đà Lạt) mà khi đặt chân tới đỉnh Hòn Bà, du khách sẽ thấy như khoẻ lên và thanh tĩnh đến nhẹ nhàng.
< Lại dừng xe vì không thể cưỡng lại sự hút hồn của suối Đá Gi ăng dù bọn mình vừa vùng vẫy đoạn dưới.
Nghe nói tại suối Đá Giăng có nhiều phiến đá dốc và trơn nên các bạn trẻ ưa mạo hiểm thường chơi trò trượt thác. Từng nhóm có thể để mặc cho dòng nước đẩy xuống hốc nước nhỏ bên dưới phủ đầy rêu mà không sợ bị va vào vách đá.
Xem ra trò này giống như tại thác Trượt (Tà Pứa).
< Chỉ tội nghiệp nàng Win, cứ mãi trông ngóng và chực chờ phía ven đường.
< Đi nhiều, gặp suối cũng lắm nhưng suối Đá Giăng đúng là nơi hoàn hảo! Bọn mình có thể ngồi đây nhìn ngắm hàng giờ, thậm chí hàng buổi vẫn không thấy chán.
Vậy nhưng thời gian eo hẹp nên đành phải đi...
< Tiếng xe của mình phá tan sự tĩnh mịch khi leo những con dốc, vòng vo...
Có thể khi chưa chạm chân đến Hòn Bà, mọi người sẽ băn khoăn cho rằng có gì phải lên tận đỉnh núi kia? Mà thật ra thì chẳng có gì ngoài núi, mây và cỏ cây. Nhưng chỉ khi đến tận cùng mới òa vỡ niềm vui trong cơn mưa núi, trong cơn lạnh se sắc dẫu Nha Trang đang trong mùa nắng hạ.
< Bảng cao độ 100m, 200m, 500m... thi thoảng xuất hiện ven đường - tiết trời dần mát hơn.
< Triền núi bên kia mù sương, bên này nắng nhẹ. Thảm thực vật đã thay đổi: rõ ràng nhất là không còn thấy các rừng chuối nữa.
< Hiếm hoi lắm mới gặp một người địa phương: anh đang chở mây vừa khai thác trên rừng.
Vậy nhưng Hòn Bà đã được quy hoạch thành khu bảo tồn thiên nhiên rộng khoảng 20.000ha. Trong đó, có khoảng 1/2 diện tích được bảo vệ nghiêm ngặt. Do vậy, lên cao hơn nữa sẽ không còn thấy nhà cửa hay bất cứ người dân nào.
< Xe trả số 2 để lên những con dốc cao ngất, rất vòng vo.
Hòn Bà mang dấu ấn của lịch sử, nơi 90 năm về trước, bác sĩ Alexandre Yersin (1863 - 1943) đã dừng ngựa dưới chân ngọn núi và mở ra con đường lên đỉnh Hòn Bà. Trên đỉnh núi hiện còn ngôi nhà cổ của bác sĩ Alexandre Yersin, nơi ông đã dành trọn tuổi trẻ của mình để làm việc, khám phá ra Đà Lạt, lập trạm quan trắc, nghiên cứu khoa học cũng như nhiều loại thuốc quí...
< Vậy nhưng đây cũng chỉ là phần nhỏ, một bản nhạc dạo đầu...
... Ông còn có công điều tra, phát hiện nhiều loài thực vật quí hiếm tại Hòn Bà như Trương hùng, chè Hòn Bà...
< Thi thoảng có những dãi mở rộng để xe tránh nhau. Vậy nhưng 4 bánh chạy hai luồng phẻ.
Trước năm 2000, đỉnh Hòn Bà vẫn là chốn hoang vu không dấu chân người ngoại trừ kiểm lâm. Mãi đến năm 2001, nghĩa là sau 58 năm bị lãng quên, tỉnh Khánh Hòa mới quyết định đầu tư 82 tỉ đồng, và đến năm 2004 thì con đường dài 37km từ xã Suối Cát, huyện Cam Lâm, Khánh Hòa lượn vòng theo suối Đá Giăng hoàn thành.
< Đường lên Hòn Bà có một 'điểm vàng' để chộp ảnh với các đường cua vòng vo. Bọn mình liên tục dừng để tìm và chụp, nhưng không phải chổ này...
< Vậy là lại chạy, các bãng độ cao cũng tăng dần đến 1000m - Lý trình 28km=540...
< ... thì dừng xe và bắt được 'con rắn' này. Có thể chưa phải là điểm lý tưởng nhưng tạm vậy, khung cảnh lý tưởng hơn có lẽ phải leo trèo hay... phi thân.
< Nơi mình đứng và 'nửa kia'.
Sau khi mở đường, đỉnh Hòn Bà vẫn chỉ là cây cỏ và phế tích một thời của bác sĩ Yersin khi ông ở trên đỉnh núi này miệt mài nghiên cứu khoa học. Trải qua tám năm, sau những cơn mưa lũ lấp đường, tiếp tục làm lại đường, đến nay con đường lên Hòn Bà dẫu có dăm chỗ bị hư hại bởi thời gian, nhưng là con đường lý tưởng cho một chuyến đi bằng ôtô hoặc xe máy chỉ trong một giờ.
< Còn mé trái thế này đây.
< ... và chiếc Win100.
Hòn Bà bây giờ khác rồi, đó là cảm giác ấm áp, kính phục người bác sĩ mang quốc tịch Pháp đã dừng ngựa dưới chân ngọn núi hơn 90 năm về trước, rồi ông thấy gì trong mây vờn và trùng xanh mà quyết định mở đường lên, cho tới nay hậu thế có một điểm đến để chiêm nghiệm và tận hưởng.
Thông tin tường tận về bác sĩ Yersin trên Hòn Bà, mình sẽ đề cập trong phần sau nhé.
< Lúc ni trời khi nắng, khi u - xem giờ đã là 10h30, vậy là lấy luôn 2 ổ bánh mì đem theo thanh toán luôn cùng hộp phô mai đầu bò: thêm năng lượng, thêm sức lực để cùng tiến!
< Cao độ 1200m rồi, vẫn không thấy lạnh mà chỉ mát.
< Mờ ảo với tí sương mù, nhưng chóng tan.
< Qua con dốc cuối cùng thì đến đỉnh Hòn Bà. Nói là 'đỉnh' vì nơi đây hết đường, cũng là khu du lịch và trạm kiểm lâm. Còn muốn lên đỉnh Hòn Bà thật, phải cuốc bộ theo lối mòn, vách dựng thêm vài cây số nữa.
Còn tiếp
Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6 - Phần 7 - Phần 8 - Phần 9 - Phần 10 - Phần 11 - Phần 12 - Phần 13 - Phần 14 - Phần 15 - Phần 16
Điền Gia Dũng - Du lịch, GO!
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)